Mạch nguồn tri ân

(Baohatinh.vn) - Trải qua các cuộc kháng chiến, đã có biết bao thế hệ người dân Cẩm Xuyên tình nguyện lên đường với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Cẩm Xuyên hiện có trên 12.000 đối tượng người có công, thân nhân người có công với cách mạng. Hoạt động tri ân trên quê hương Tổng Bí thư Hà Huy Tập dường như đã trở thành mạch nguồn xuyên suốt, thiết thực góp phần động viên, chia sẻ với các gia đình chính sách...

Mạch nguồn tri ân ảnh 1
Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên thăm hỏi, động viên và tặng quà thân nhân liệt sỹ.

Chị Lưu Thị Tâm – Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hoạt động tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ đã được mọi tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Với chúng tôi, bên cạnh hoạt động thăm hỏi, tặng quà, dâng hương viếng mộ liệt sỹ, thời gian qua, việc làm nhà tình nghĩa đã được ngành và các cấp chính quyền địa phương xem là nhiệm vụ trọng tâm”.

Với hàng ngàn ngày công được huy động trong nhân dân, nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương và ngân sách từ Quyết định 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Cẩm Xuyên đã xây dựng thêm 255 nhà ở cho người có công. Việc đến từng nhà để tìm hiểu hoàn cảnh và trao tiền cho các gia đình chính sách của lãnh đạo huyện và phòng chuyên môn thực sự là nguồn động viên lớn, giúp các gia đình giảm bớt thủ tục hành chính khi tiếp cận với nguồn hỗ trợ của cấp trên.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa mỗi dịp lễ, tết, đặc biệt là trong những ngày tháng 7 này lại càng sâu rộng hơn bao giờ hết. Bằng những việc làm cụ thể, mỗi một địa phương, mỗi một người dân Cẩm Xuyên đều cùng một mong muốn được chung tay, góp sức trong dòng chảy tri ân bất tận. Chính quyền đã trích ngân sách cho các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, gấp rút hoàn tất việc xây dựng nhà quản trang, cổng, hàng rào nghĩa trang liệt sỹ huyện (tổng kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng). Các khối đoàn thể và người dân đóng góp ngày công dọn dẹp lối ra vào, sửa sang vườn tược cho các gia đình chính sách. Và với những học sinh nhỏ tuổi là việc gom góp quỹ từ kế hoạch nhỏ, nhổ cỏ, quét dọn sạch sẽ nghĩa trang liệt sỹ…

Chị Hoàng Thị Khuyên - cán bộ chính sách UBND thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: “Là một trong những địa bàn có đối tượng người có công và thân nhân người có công đông nhất huyện (538 đối tượng), nên với chúng tôi, ngoài việc giải quyết kịp thời chế độ hàng tháng một cách nhanh, gọn, thì hàng năm còn huy động trên 100 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương, sự ủng hộ của bà con, các ban ngành, đoàn thể, nhà hảo tâm để chi cho các hoạt động thăm hỏi, tặng quà”.

Song song với phong trào tri ân tháng 7, việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, thực hiện các chính sách người có công, cụ thể là chi trả trợ cấp thường xuyên, trợ cấp 1 lần, triển khai có hiệu quả việc tổng rà soát chính sách người có công một cách kịp thời, nhanh chóng, đúng đối tượng… đã góp phần động viên và tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Trưởng phòng LĐ-TB&XH Lưu Thị Tâm cho biết thêm: “Ngân sách chi cho người có công ở Cẩm Xuyên rất lớn, có những năm như 2014, nguồn chi trả lên tới 124 tỷ đồng. Dẫu vậy, với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ chính sách cơ sở, hoạt động chi trả đã kịp thời đến với từng đối tượng và không xảy ra sơ suất”.

Tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương, với những địa chỉ đỏ như Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập, nhà thờ liệt sỹ Nguyễn Đình Liễn, miếu thờ các liệt sỹ đường 22 vùng hồ Kẻ Gỗ… mỗi người dân lại càng có ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong dòng chảy tri ân, trong việc giáo dục truyền thống, bồi đắp cho thế hệ cháu con tình yêu quê hương, đất nước.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.