Bộ Giao thông Malaysia cho biết nước này đã nhất trí các điều khoản thỏa thuận với công ty Ocean Infinity để nối lại tìm kiếm xác máy bay MH370.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Loke Siew Fook hôm nay cho biết nước này đã nhất trí các điều khoản thỏa thuận với công ty Mỹ Ocean Infinity, cho phép bắt đầu hoạt động tìm kiếm đáy biển trong khu vực mới rộng khoảng 15.000 km2 ở phía nam Ấn Độ Dương.
Nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên là "không tìm thấy, không thu phí". Ông Loke Siew Fook cho biết Ocean Infinity sẽ nhận 70 triệu USD nếu tìm thấy vị trí xác máy bay.
"Chính phủ cam kết tiếp tục hoạt động tìm kiếm và mang lại niềm an ủi cho những gia đình hành khách trên chuyến bay MH370", ông nói.
Người dân xem mảnh vỡ được cho là của máy bay MH370 tại sự kiện tưởng niệm 10 năm vụ mất tích ở Subang Jaya, Malaysia, ngày 3/3/2024. Ảnh: Reuters
Công ty Ocean Infinity, trụ sở ở Texas, Mỹ từng mở hai cuộc tìm kiếm MH370 vào năm 2018, nhưng không thu thập được manh mối nào mới. Hồi tháng 3/2024, Ocean Infinity tuyên bố có bằng chứng mới về vị trí MH370 rơi và đề xuất tiến hành cuộc tìm kiếm mới với chính phủ Malaysia.
Một tàu tìm kiếm MH370 đã được triển khai tới khu vực ở Ấn Độ Dương từ cuối tháng trước, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền, dù khi đó thỏa thuận với chính phủ Malaysia chưa được ký kết.
Hiện chưa rõ hợp đồng tìm kiếm của Ocean Infinity sẽ kéo dài bao lâu. Trước đó, ông Loke từng tiết lộ thỏa thuận sẽ có thời hạn 18 tháng.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines biến mất ngày 8/3/2014 cùng toàn bộ 239 hành khách và thành viên tổ bay, chưa đầy một giờ sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Các cuộc tìm kiếm trước đây của Malaysia, Australia và Trung Quốc trong khu vực rộng 120.000 km2 ở phía nam Ấn Độ Dương đều không thu được kết quả.
Đến tháng 7/2015, nỗ lực tìm kiếm chứng kiến bước ngoặt lớn đầu tiên khi một mảnh vỡ trôi dạt vào đảo Reunion của Pháp được xác định là cánh tà của MH370. Tháng 3/2016, một mảnh vỡ được cho là nắp động cơ MH370 dạt vào Nam Phi. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân máy bay mất tích và số phận của MH370 vẫn là bí ẩn.
Thái Lan bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok.
Căng thẳng bùng phát trong quan hệ Algeria-Pháp sau khi Algeria kịch liệt phản đối quyết định của cơ quan tư pháp Pháp tạm giữ một cán bộ lãnh sự Algeria tại Pháp để phục vụ điều tra trước khi xét xử.
Đối với hàng trăm triệu người dân sống tại Ấn Độ và Pakistan, đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè năm nay không những đến sớm hơn mà còn chạm ngưỡng “chảo lửa”, thử thách khả năng chịu đựng và gây sức ép lớn lên nguồn cung cấp năng lượng, nông nghiệp và sinh kế.
Trên khắp các tỉnh, thành của Lào, nhiều hoạt động chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay và năm mới 2568 theo Phật lịch được tổ chức trong không khí rộn ràng, vui tươi.
Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Hiện tại, Mỹ đang áp thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu như thép, nhôm và ôtô, đồng thời áp thuế cơ bản 10% lên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu khác từ Anh và các nước khác.
Theo các nhà chức trách, tính đến ngày 12/4, số người bị tử vong trong vụ sập mái hộp đêm Jet Set ở thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa (CH) Dominicana đã tăng lên 226 người. Đây được xem là thảm họa tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ tại quốc gia Caribe này.
Trong vòng 3 năm tới, các hành khách khi đi máy bay sẽ chỉ cần quét nhận diện khuôn mặt và xuất trình thông tin hộ chiếu trên điện thoại, bỏ qua thời gian chờ đợi làm thủ tục check-in tại quầy.
Theo CNBC News, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định miễn trừ thuế quan đối ứng cho các mặt hàng như điện thoại thông minh, máy tính và một số thiết bị điện tử khác – phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài thuế quan 10% áp dụng cho hàng hóa từ hầu hết đối tác thương mại của Mỹ, ông Trump còn áp mức thuế cao đối với thép, nhôm và ôtô nhập khẩu kể từ khi trở lại Nhà Trắng.
Theo Nikkei Asia, một số công ty Mỹ và Đông Nam Á đang đẩy nhanh các chuyến hàng xuyên Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.
Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc được chuyên gia đánh giá là biểu hiện khác của sự leo thang căng thẳng an ninh, và có thể sẽ biến đổi thành nhiều vấn đề nữa.
Việt Nam - Hoa Kỳ nhất trí hai bên khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay.
Trong một động thái bất ngờ, ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, trong khi tăng thuế đối với hàng hoá Trung Quốc lên 125%.
Các Bộ trưởng Tài chính EU sẽ họp trong tuần này để thảo luận về cơ chế mua sắm và cho thuê quốc phòng mới, trong đó có thể bao gồm cơ chế cho Ukraine.