Những sai lầm khi ăn cá hồi khiến món ngon trở thành “phế phẩm”

Cá hồi là loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc mắc những sai lầm dưới đây khi ăn cá hồi sẽ khiến món ăn mất ngon và giảm giá trị dinh dưỡng.

Những lợi ích của cá hồi

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Cá hồi giàu axit béo omega-3 giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu cũng như điều hòa huyết áp, đồng thời omega-3 cũng giúp làm giảm nguy cơ máu vón cục dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, giúp tránh các bệnh về tim và làm giảm đột quỵ.

Cá hồi tốt cho tóc và da

Trong cá hồi giàu protein, vitamin D và các axit béo omega-3 giúp cải thiện kết cấu làn da và giúp tóc bóng mượt hơn.

Axit béo omega-3 còn bảo vệ các tế bào và giữ ẩm cho da, kích thích sản xuất collagen giúp da khỏe mạnh, đàn hồi tốt. Hơn nữa các axit béo trong cá hồi cũng cung cấp dinh dưỡng cho nang lông giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh, là loại dầu tự nhiên duy trì độ ẩm cho da đầu và tóc.

Do đó, cá hồi giúp chống lại hiện tượng da bị cháy nắng và bệnh ung thư da.

Cá hồi tốt cho não bộ

Cá hồi có các axit béo không no chứa DHA có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do đó phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm cá hồi vào thực đơn của mình.

Duy trì chức năng thị giác

Một chức năng tuyệt vời khác của axit béo Omega-3 là cải thiện sức khỏe đôi mắt và ngăn chặn bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra vitamin D trong cá hồi cũng có lợi cho đôi mắt.

Cá hồi giúp phát triển cơ bắp

Thường xuyên ăn cá hồi giúp cơ bắp săn chắc và thúc đẩy sự trao đổi chất, axit béo omega-3 có tác dụng làm giảm nguy cơ phân hủy protein cho cơ bắp sau khi luyện tập và giúp cải thiện phục hồi các cơ, giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi sau khi tập thể dục.

Cá hồi giàu protein rất quan trọng để tạo cơ bắp, vì cơ thể cần lưu trữ lượng protein mới nhanh hơn so với lượng protein cũ bị mất đi. Đối với những người thường xuyên luyện tập thể thao nên bổ sung cá hồi để phát triển cơ bắp tốt nhất.

Cá hồi hỗ trợ giảm cân

Cá hồi là thực phẩm nằm trong thực đơn giảm cân của các chị em, nhờ cá hồi có chứa chất béo không bão hòa chuỗi đa và hàm lượng protein nạc tạo cảm giác thấy no, calo trong cá hồi cũng ít, 100g cá hồi cung cấp khoảng 180 calo.

Giúp xương chắc khỏe

Protein và axit amin có nhiều trong cá hồi, giúp cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều các khoáng chất như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt và đặc biệt canxi góp phần cho xương bạn thêm chắc khỏe hơn.

Những sai lầm khi ăn cá hồi khiến món ngon trở thành “phế phẩm”

Những sai lầm khi chế biến cá hồi

Không sơ chế kĩ

Việc chế biến cá hồi đúng cách là rất quan trọng. Chú ý, khi lọc xương nên được tiến hành cẩn thận, các xương lẻ dính trong thịt cá, có thể sử dụng nhíp để gắp ra nếu dùng cho trẻ.

Ngoài ra, để làm giảm mùi tanh cũng như loại bỏ các chất bẩn trên mình cá cần rửa qua bằng nước muối hoặc xát muối hột lên cá, sau đó ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế.

Bảo quản không đúng cách

Cần ướp lạnh cá để bảo quản, dùng trong vòng 24 giờ. Tránh sử dụng thịt cá đã đổi màu hay chảy nước. Đối với cá đông lạnh, khi muốn sử dụng phải cho vào ngăn mát để rã đông từ từ. Nếu ngay lập tức để ra môi trường ngoài hoặc sử dụng lò vi sóng, thịt cá sẽ bị rã nát.

Để bảo quản lâu hơn, bạn nên để cá đông lạnh. Cá hồi đông lạnh có thể bảo quản trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình đông lạnh này bị ngắt quãng thì toàn bộ việc bảo quản sẽ không còn giá trị, chúng ta bắt buộc phải sử dụng toàn bộ thịt cá sau lần rã đông đầu tiên.

Cho gia vị vào cá quá sớm

Tẩm ướp gia vị muối và hạt tiêu sẽ làm món cá hồi thêm ngon nhưng nếu cho quá sớm trước khi nấu, muối sẽ phá vỡ protein trong cá hồi, làm cá chảy nước.

Cách đúng và đơn giản nhất, bạn chỉ việc cho gia vị vào cá ngay trước khi cho chúng vào chảo, lò nướng hay vỉ nướng là được.

Ướp gia vị quá lâu

Ướp gia vị là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một cách chế biến nào. Tuy nhiên chỉ nên ướp gia vị cho cá hồi ngay trước khi chế biến để cá không bị khô và cứng.

Nấu cá quá chín

Sai lầm lớn nhất khi chế biến cá hồi, khi đó cá sẽ bị cứng, khô như cao su. Thời điểm lý tưởng nên tắt bếp là ngay trước khi cá chín rồi để nguyên trên bếp vài phút. Nhiệt độ nóng của nồi sẽ giúp cá chín phần còn lại.

Chọn nhầm phải cá bị nhiễm khuẩn

Cá hồi thường được sử dụng để ăn sống nên việc chọn nguồn thực phẩm sạch là hết sức quan trọng. Với tình trạng môi trường nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm như hiện nay, cá hồi có thể bị nhiễm khuẩn, người ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, cá hồi có thể nhiễm phải một số kim loại độc hại như chì, thủy ngân, domoic axit,… là một trong số những nhân tố gây nên bệnh ung thư.

Vì vậy, khi mua cần lựa chọn nguồn đảm bảo, ngoài ra cần quan sát đặc điểm bên ngoài cá như: mắt cá hồi phải trong, con ngươi phải đen sáng, mang cá hồi không thâm, thịt cá hồi tươi phải chắc và đàn hồi. Nên kiểm tra qua trong bụng cá hồi để chắc chắn rằng không có những vết máu hay những vùng thẫm màu.

Không nên ăn quá nhiều cá hồi

Cá hồi tuy có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng cũng không nên ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chỉ nên ăn 2-3 lần cá hồi trên tuần là tốt nhất.

Nếu ăn quá nhiều cá hồi có thể bị ngộ độc do cá hồi có chứa hàm lượng chất độc tương đối cao như là chất asen, thủy ngân, dioxin và nhiều chất độc khác.

Hạn chế ăn cá hồi sống

Cá hồi sống là món ăn rất ngon miệng, nhưng ngon thì chưa chắc đã an toàn. Nếu bạn ăn cá hồi sống thường xuyên sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Cá hồi không đảm bảo có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulniculus, và Vibrio parahaemolyticus, đây là những loại vi khuẩn sẽ gây cho bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.

Những người dị ứng hải sản không nên ăn cá hồi

Cá hồi cũng là một loại hải sản vì vậy với người dị ứng hải sản thì tốt nhất không nên ăn, có thể sẽ gây mẩn ngứa, mề đay.

Theo Tiền Phong

Đọc thêm

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?