Mới triển khai mô hình điểm, người đến khám ở trạm y tế đã tăng gấp đôi

(Baohatinh.vn) - Sau gần một năm thực hiện mô hình điểm về quản lý, điều trị tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) theo nguyên lý y học gia đình, số lượng bệnh nhân đến khám tại Trạm Y tế xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tăng gấp đôi.

Mới triển khai mô hình điểm, người đến khám ở trạm y tế đã tăng gấp đôi

Người dân xã Cẩm Thành giờ đây đã rất tin tưởng để đến khám tại trạm y tế xã nhà

Bệnh nhân Dương Đức Tiếp (82 tuổi ở thôn Đồng Bàu, Cẩm Thành) bộc bạch: “Bác bị ĐTĐ 10 năm nay, điều trị tại BVĐK huyện Cẩm Xuyên, mỗi lần đi khám là con, cháu chở đi, gặp trời mưa gió hay bệnh nhân đông thì vất vả, có khi phải chờ đến cuối buổi sáng mới có kết quả. Tuy nhiên, sau khi biết Trạm Y tế xã điều trị THA và ĐTĐ rất tốt nên bác đã xin chuyển về trạm điều trị. Bệnh nhân được thăm khám cẩn thận, tư vấn kỹ càng, cấp thuốc đầy đủ không khác gì ở trên bệnh viện nên rất yên tâm”.

Mới triển khai mô hình điểm, người đến khám ở trạm y tế đã tăng gấp đôi

Trạm Y tế xã Cẩm Thành thường xuyên có người bệnh đến khám bệnh

Điểm nổi bật của mô hình quản lý, điều trị THA và ĐTĐ khi thực hiện tại Trạm Y tế xã Cẩm Thành là cán bộ y tế chủ động tìm và phát hiện bệnh cho người dân; thuốc điều trị THA và ĐTĐ được cấp cho bệnh nhân đầy đủ hàng tháng; hàng tháng nếu bệnh nhân quên lịch khám thì cán bộ trạm y tế chủ động điện thoại nhắc nhở.

Mới triển khai mô hình điểm, người đến khám ở trạm y tế đã tăng gấp đôi

Đây cũng là địa chỉ tin cậy để người dân đến kiểm tra về bệnh tiểu đường...

Bác sỹ Trương Thị Diệu Thúy - Trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Thành chia sẻ: “Cán bộ trạm y tế phối hợp với y tế thôn trực tiếp xuống tận nhà tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện đo huyết áp cho người dân. Một số người bận đi làm hay đi công tác thì cán bộ y tế hẹn đến khám vào ban đêm và khám vào ngày nghỉ. Làm cuốn chiếu hết thôn này rồi đến thôn khác”.

Từ ngày 12/3 đến ngày 18/12/2019, Trạm Y tế xã Cẩm Thành đã khám sàng lọc ĐTĐ và THA cho 2.365/2.792 người dân trên 40 tuổi, đạt tỷ lệ 85%. Qua khám, các y, bác sỹ đã phát hiện 172 người tiền ĐTĐ, 72 người ĐTĐ (trong đó, phát hiện mới 25 người ĐTĐ); phát hiện 761 người THA, 406 người tiền THA (trong đó phát hiện mới 479 người THA).

“Khi chưa thực hiện mô hình này, mỗi tháng chỉ có khoảng 5 bệnh nhân THA đến khám, lấy thuốc và thuốc THA của BHYT chỉ có 1 loại, chỉ phát cho bệnh nhân uống trong 5 -10 ngày. Sau khi thực hiện mô hình này thì thuốc điều trị ĐTĐ và THA được cấp hàng tháng, đầy đủ và theo phác đồ của BVĐK huyện nên việc giám sát, theo dõi bệnh nhân THA và ĐTĐ được thực hiện thường xuyên hơn” - bác sỹ Trương Thị Diệu Thúy cho biết thêm.

Mới triển khai mô hình điểm, người đến khám ở trạm y tế đã tăng gấp đôi

...khám bệnh về huyết áp

Theo thông tin từ Trạm Y tế xã Cẩm Thành, sau khi triển khai mô hình quản lý, điều trị THA và ĐTĐ, mỗi ngày trạm có từ 30 - 40 bệnh nhân đến. Đặc biệt, trạm y tế đang quản lý, điều trị ĐTĐ và THA theo nguyên lý y học gia đình cho 45 bệnh nhân ĐTĐ và 166 bệnh nhân THA.

Xác định được tầm quan trọng của công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu nên thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn Trạm Y tế xã Cẩm Thành thực hiện mô hình điểm.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Trạm Y tế xã Cẩm Thành là một trong 5 trạm của huyện Cẩm Xuyên và 110 trạm y tế trên toàn tỉnh được Sở Y tế chọn làm mô hình điểm về quản lý, điều trị THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình.

Sau khi được giao nhiệm vụ, Trạm Y tế xã Cẩm Thành đã nhanh chóng thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Đây cũng là điểm nổi bật để nhiều trạm y tế khác học tập và sắp tới sẽ nhân rộng mô hình này”.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, ước tính tại Việt Nam có gần 70% người bị ĐTĐ và gần 50% người bị THA không biết mình mắc bệnh. ĐTĐ và THA hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Trước nguy cơ trên, Bộ Y tế đã ra Quyết định số: 2559/QĐ-BYT, ngày 20/4/2018 về việc ban hành kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2019 – 2020.

Thực hiện chỉ đạo của bộ, năm 2019, ngành y tế Hà Tĩnh xây dựng mô hình điểm dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm theo nguyên lý y học gia đình ở 110 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?