Mùa bão, áp thấp nhiệt đới năm 2018 sẽ đến sớm trên biển Đông

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, mùa bão, áp thấp nhiệt đới năm 2018 sẽ đến sớm trên biển Đông.

mua bao ap thap nhiet doi nam 2018 se den som tren bien dong

Mùa bão, áp thấp nhiệt đới năm 2018 sẽ đến sớm trên biển Đông.

Trong tháng 4 và tháng 5 là những tháng chuyển mùa, do vậy nhiều khả năng các hiện tượng dông, sét, tố lốc, mưa đá sẽ xuất hiện gia tăng về tần suất trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Nhiệt độ trung bình trong 3 tháng tới trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Không khí lạnh trong nửa cuối tháng 2, tháng 3 và tháng 4 vẫn tác động đến khu vực phía Bắc nhưng cường độ và tần suất sẽ giảm dần. Rét đậm, rét hại vẫn có khả năng xảy ra trong nửa cuối tháng 2 và nửa đầu tháng 3, nhưng không kéo dài. Nắng nóng tại các khu vực trên toàn quốc có xu hướng xuất hiện muộn nhưng không kéo dài và gay gắt. Từ tháng 3 đến tháng 4 tại khu vực Bắc Bộ, lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30% cùng thời kỳ. Mùa mưa tại khu vực này có khả năng xuất hiện tương đương với trung bình nhiều năm. Khu vực Trung Bộ, lượng mưa tại khu vực phổ biến ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trong khi đó ở Tây Nguyên và Nam Bộ, trong thời kỳ tháng 3 vẫn là các tháng mùa khô. Tuy vậy, khu vực Nam Bộ vẫn tiếp tục có khả năng xuất hiện những đợt mưa rào trái mùa, lượng mưa trong tháng có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Mùa mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng đến sớm, do đó từ nửa cuối tháng 4 lượng mưa có xu hướng tăng dần và tổng lượng mưa tháng 4, tháng 5 có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn từ 15- 30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Từ tháng 3-5, mực nước các sông khu vực Bắc Bộ tiếp tục có xu hướng giảm dần. Nguồn nước so với trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Đà thuộc khu vực Tây Bắc có xu thế nhiều hơn từ 5-15%; trên lưu vực sông Thao, sông Lô và hạ lưu sông Hồng thuộc khu vực Việt Bắc thiếu hụt khoảng 10-30%. Mực nước thấp nhất tại Hà Nội trên sông Hồng có khả năng ở mức 0,3-0,4m xuất hiện trong tháng 3/2018. Từ nửa cuối tháng 2 đến tháng 5, mực nước trên các sông chính ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Trong nửa cuối tháng 5, trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, thượng nguồn sông Ba và các sông ở Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ nhỏ.

Lượng dòng chảy trên các sông ở Quảng Nam và Bắc Quảng Ngãi cao hơn trung bình nhiều năm từ 40-80%, các sông ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh tương đương trung bình nhiều năm, các sông từ Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Bắc Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%, các sông khác ở Trung Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 40-70%, tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ khả năng cao xuất hiện ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức tương đương cùng kỳ năm 2017. Xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và tương đương cùng kỳ năm 2017. Mực nước ven biển dao động theo thủy triều, nước dâng và rút do gió không lớn. Sóng lớn chủ yếu xuất hiện trong các đợt không khí lạnh trong nửa cuối tháng 2, tháng 3 và tháng 4/2018, độ cao sóng có thể tới 2-3m dọc ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngoài khơi lên tới 3-4m.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).