Mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm 20m nếu Thỏa thuận Paris thất bại

Nếu nhiệt độ trái đất tăng trên 20C, mực nước biển toàn cầu tăng thêm 20m trong nhiều thế kỷ tới.

Các nhà khoa học của New Zealand mới đây đã công bố những thông tin chấn động khi đưa ra dự báo rằng mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm 20m nếu các nước trên thế giới không cùng nhau đẩy mạnh các cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris.

Mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm 20m nếu Thỏa thuận Paris thất bại

Ảnh minh họa: PA.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Victoria của New Zealand, được công bố trên tạp chí khoa học uy tín Nature, nếu thế giới không nghiêm túc thực hiện các cam kết kiềm chế phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris và nhiệt độ trái đất tăng trên 20C, lịch sử nước biển dâng có thể sẽ lặp lại như đã từng xảy ra cách đây khoảng 3 triệu năm.

Nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm của thế Pliocen hay còn gọi là thế Thượng Tân, nồng độ khí CO2 tương đương như hiện nay và nhiệt độ trái đất ấm hơn vài độ C đã khiến mực nước biển dâng trong khoảng từ 5 đến 25m.

Đáng chú ý, hơn 90% lượng nhiệt từ sự nóng lên toàn cầu đang được các đại dương hấp thụ, trong đó phần lớn là Nam Đại Dương hay còn gọi là Nam Băng Dương, nơi có những dải băng khổng lồ ở Nam Cực.

Theo giáo sư Tim Naish, nhà nghiên cứu về sông băng của Đại học Victoria, các dải băng ở Nam Cực hiện lưu trữ khối lượng nước tương đương 60m nước biển. Nếu nhiệt độ trái đất tăng trên 20C, các dải băng ở phía Đông và Tây của Nam Cực tương đương 1/3 khối lượng băng của Nam Cực sẽ tan chảy, khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm 20m trong nhiều thế kỷ tới.

Ông Tim Naish cũng cho biết, mực nước biển trên trái đất sẽ tăng khoảng 1,2m vào cuối thế kỷ này nếu thế giới vẫn duy trì mức phát thải cao như hiện nay.

Theo VOV

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.