“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với nhiều người dân ở Hương Khê (Hà Tĩnh), sống cùng với lũ như trở thành một thói quen, bởi năm nào họ cũng có những tháng ngày dài vật lộn với lũ lụt.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Đây là căn nhà của chị Cao Thị Tâm ở thôn 9, xã Hương Đô, Hương Khê. Mực nước trong nhà chị đến ngày 19/10 cao khoảng 40cm. Kỷ lục căn nhà này từng ngập đến gần 4m trong nước lũ.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Để ứng phó với lũ lụt, căn nhà được thiết kế có thêm 1 gác lừng, cao chừng 3m.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Tính đến ngày 19/10, cả gia đình chị phải sống trong lũ tròn 4 ngày. Đây cũng là đợt thứ 2 nhà chị ngập nước trong năm 2020.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Sống cùng với lũ đã trở thành một thói quen của cả gia đình chị, mỗi lần nghe thông tin về mưa bão, cả nhà lại lục cục chuyển đồ lên gác.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Cả căn bếp được chuyển lên sát mái nhà. Khi nước lên, chị sẽ phụ trách việc nấu nướng, còn chồng chị sẽ chèo thuyền đi chăm sóc đàn gia súc đã được gửi ở trang trại trên núi cao trước đó.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Em Nguyễn Hải Đăng (7 tuổi) - con trai út của chị Tâm đã quen với cảnh ngủ trên mái nhà.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Những ngày lũ, gần như cả nhà phải di chuyển bằng thuyền.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Bí thư Đảng uỷ xã Hương Đô Trần Thị Hồng Thắm thông tin, đợt mưa lũ này, xã có 13 hộ bị ngập nước, đây phần lớn là các hộ khó khăn, không có đủ điều kiện để di dời đến nơi ở mới cao ráo hơn. Lãnh đạo xã cũng thường xuyên đến động viên các gia đình vượt qua khó khăn, chú ý đảm bảo an toàn trong mưa lũ.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Đây là thôn Đông Thịnh, xã Gia Phố. Đến ngày 19/10, hầu hết các tuyến đường trong thôn đã ngập sâu trong lũ, bao gồm cả cầu tràn Đông Hải, khiến thôn hoàn toàn cô lập với thể giới bên ngoài.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Quen với lũ lụt, hầu như nhà nào trong thôn này cũng có một chiếc thuyền nốc.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Và thuyền nốc trở thành phương tiện đi lại duy nhất trong thôn trong 4 ngày qua, thay thế cho xe đạp, xe máy.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Cảnh quan ở thôn Đông Thịnh những ngày này không khác một miền quê sông nước. Mỗi người dân đều có khả năng chèo thuyền điêu luyện.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Nhiều hoạt động lao động, sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Với nhiều hộ ngập sâu, sẽ được di dời đến nơi cao hơn.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Vợ chồng Nguyễn Văn Cảnh và bà Nguyễn Thị Đính (thôn Đông Thịnh) cũng đã kịp sơ tán đến nhà của con trai ở. Ban ngày, ông bà trở về nhà để dọn dẹp, sửa soạn các vật dụng.

“Mục sở thị” cảnh sống chung với lũ của người dân miền núi Hà Tĩnh

Sống trong lũ, người dân ở đây vẫn lạc quan, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu và sẵn sàng tinh thần để khắc phục hậu quả của thiên tai.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.