Mỹ chính thức dừng huấn luyện phi công F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì S-400

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp lực đối với Thổ Nhĩ Kỳ, buộc nước này hủy thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Lầu Năm Góc xác nhận, các phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cấm khỏi chương trình huấn luyện với F-35 tại căn cứ không quân Luke ở Arizona, trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp lực đối với Ankara buộc nước này hủy thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Mỹ chính thức dừng huấn luyện phi công F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì S-400

Một chiếc F-35 tại căn cứ Luke ở Arizona. Ảnh: Không quân Mỹ

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Mike Andrews nói với Reuters rằng. “Nếu không có sự thay đổi trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt sự tham gia của họ trong chương trình F-35.

4 phi công cùng 47 nhân viên khác của Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia chương trình huấn luyện về vận hành và bảo trì F-35 tại căn cứ Luke ở Arizona. Mỹ đã làm lễ bàn giao 4 chiếc F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cả 4 chiếc vẫn chưa được đem ra khỏi lãnh thổ Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến triển khai đơn vị F-35 đầu tiên vào tháng 11/2019, bên cạnh hệ thống phòng không S-400 dự kiến được bàn giao trong mùa hè này.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có quyền đa dạng hóa nhà cung cấp hệ thống phòng thủ của mình, thì Mỹ khẳng định chính phủ của Tổng thống Tayyip Erdogan chỉ nên mua các hệ thống vũ khí được NATO thông qua.

Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần khẳng định thương vụ S-400 trị giá 2,5 tỷ USD với Nga là một thỏa thuận đã được thực hiện, đồng thời nhấn mạnh sẵn sàng thành lập nhóm công tác để giải quyết những mối lo ngại an ninh của Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đầu tư 1,25 tỷ USD vào việc sản xuất linh kiện cho máy bay F-35. Với vai trò đáng kể trong việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định toàn bộ 100 chiếc F-35 đã đặt mua của Mỹ cần phải được bàn giao.

Trước đó, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã gửi một lá thư cho người đồng cấp Hulusi Akar, nhấn mạnh sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình F-35 sẽ bị dừng lại vào ngày 31/7 nếu Thổ Nhĩ kỳ không thay đổi thái độ.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang soạn thảo văn bản hồi đáp các lo ngại của Mỹ, theo người đứng đầu Cơ quan phục trách công nghiệp quốc phòng Ismail Demir cho biết ngày 10/6.

Theo VOV

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.