Hiện các hãng hàng không và một số công ty đang xem xét phát triển dịch vụ vận tải sử dụng máy bay chạy bằng pin có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết đã nhất trí hợp tác với Văn phòng Hàng không Dân dụng Hàn Quốc (KOCA) trong việc phát triển và vận hành dịch vụ taxi hàng không tiên tiến trong tương lai, được gọi là Advanced Air Mobility (AAM).
Theo FAA, hai nước đã ký một tuyên bố hợp tác và chia sẻ thông tin về các dự án AAM và hợp tác để thúc đẩy hoạt động giám sát an toàn của các dự án AAM. Quyền phụ trách FAA, ông Billy Nolen nhấn mạnh: “Việc hợp tác với các đối tác quốc tế để tích hợp an toàn các công nghệ mới này sẽ đưa ra các phương án vận chuyển hiệu quả, bền vững và hợp lý hơn”.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh các công ty trên khắp thế giới đang chạy đua để phát triển và cuối cùng giành được sự chấp thuận theo quy định để triển khai dịch vụ taxi bay tầm thấp, được biết đến là loại máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng sử dụng động cơ điện (eVTOL).
FAA trước đó đã công bố quan hệ đối tác tương tự với Nhật Bản, Vương quốc Anh, Canada, Australia và New Zealand trong Mạng lưới Cơ quan Hàng không Quốc gia (NAAN) để hài hòa hóa các kế hoạch tích hợp và chứng nhận cho các dự án AAM.
Hiện các hãng hàng không và một số công ty đang xem xét phát triển dịch vụ vận tải sử dụng máy bay chạy bằng pin có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng để chở hành khách đến sân bay hoặc trong các chuyến đi ngắn giữa các thành phố, tránh được tình trạng ách tắc giao thông.
Tháng trước, FAA đã ban hành các tiêu chí đủ điều kiện bay mà hãng Archer Aviation có trụ sở tại bang California cần phải đáp ứng để mẫu taxi hàng không M001 của công ty này được cấp chứng nhận sử dụng.
Trước đó, FAA đã đưa ra thông báo tương tự vào tháng 11/2022 đối với mẫu máy bay điện Model JAS4-1 eVTOL của công ty Joby Aviation, có trụ sở ở Santa Cruz, bang California. Joby đã phát triển eVTOL trong nhiều năm và mẫu máy bay điện của họ có thể chở một phi công và 4 hành khách bay đạt tốc độ 322 km/h, với tầm hoạt động 241 km cho mỗi lần sạc. Công ty hy vọng trở thành hãng đầu tiên đạt chứng nhận kiểu loại từ FAA trong năm nay và hướng tới bắt đầu dịch vụ chở khách vào năm 2024./.
VinFast công bố đã bàn giao hơn 11.000 xe ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10/2024, nâng tổng số luỹ kế lên hơn 51.000 chiếc, chính thức trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm.
Cạnh tranh ngày càng tăng, chi phí leo thang và doanh số bán chậm lại đã giáng một đòn nặng nề vào các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản. Nhiều công ty đang cân nhắc các nỗ lực tinh giản để vượt qua những trở ngại của ngành.
Ngày 4/11 VinFast và Công đoàn Tài xế và Người lao động Durango tại Mexico đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng, bao gồm khả năng mua 3.000 xe điện VF 5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico.
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ các chủ sở hữu ô tô xăng chuyển đổi xanh sang các dòng ô tô điện VinFast VF 7, VF 8 và VF 9.