Mỹ thông qua dự án khai thác dầu mỏ gây tranh cãi ở Alaska

Chính phủ Mỹ đã phê duyệt một dự án khoan dầu lớn và gây tranh cãi ở bang Alaska.

Mỹ thông qua dự án khai thác dầu mỏ gây tranh cãi ở Alaska

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC, ngày 10/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cụ thể, Bộ Nội vụ Mỹ đã cho phép triển khai hoạt động khoan dầu tại 3 địa điểm ở Tây Bắc Alaska, trong khuôn khổ dự án Willow do Tập đoàn năng lượng ConocoPhillips thực hiện. Dự án này được công bố vào tháng 1/2017, nằm trong Khu Dự trữ Dầu khí quốc gia Alaska có diện tích 93 triệu ha ở khu vực North Slope. ConocoPhillips cho biết tổng sản lượng dầu dự kiến đạt khoảng 600 triệu thùng trong suốt vòng đời của dự án, với sản lượng theo ngày đạt mức cao nhất là 180.000 thùng.

Động thái trên diễn ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/3 tuyên bố sẽ hạn chế các hoạt động cho thuê khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Alaska. Theo đó, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định cấm cho thuê khai thác dầu khí trên diện tích gần 1,2 triệu ha ở biển Beaufort, Bắc Băng Dương, dựa trên lệnh cấm từ thời Tổng thống Barack Obama và cấm thăm dò dầu khí ở vùng biển Bắc Cực.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ khu vực được cho là “nhạy cảm về mặt sinh thái”, có diện tích hơn 5,2 triệu ha, thuộc Khu Dự trữ Dầu khí quốc gia Alaska. Khu vực này là nơi tọa lạc tại hồ Teshekpuk, cao nguyên Utukok, sông Colville, đầm phá Kasegaluk và Khu vực Đặc biệt Vịnh Peard.

Chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực cân bằng các mục tiêu trung hòa carbon, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và bảo tồn các vùng hoang dã nguyên sơ. Để đạt được những mục tiêu này, ông Biden đã kêu gọi đẩy mạnh nguồn cung nhiên liệu trong nước nhằm giữ giá nhiên liệu ở mức thấp.

Dự án Willow nhận được sự hỗ trợ từ ngành dầu khí và các quan chức nhà nước với mong muốn tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, dự án lại vấp phải sự phản đối từ các tổ chức môi trường muốn nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để chống biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ tại Alaska đang tăng nhanh hơn các khu vực khác trên Trái Đất. Các nhóm môi trường đã cảnh báo dự án khai thác dầu trên có nguy cơ khiến tình hình trầm trọng hơn. Theo tổ chức Sierra Club, dự án Willow sẽ thải ra thêm hơn 250 triệu tấn CO2 vào khí quyển trong 30 năm tới, tương đương với mức phát thải của 66 nhà máy than.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.