Mỹ thực thi sắc lệnh nhập cảnh đầy lúng túng

Sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của Mỹ chính thức có hiệu lực từ 20h tối 29-6 (tức 7h sáng 30-6, giờ VN). Cách thức thực thi còn nhiều điều cần lưu ý.

my thuc thi sac lenh nhap canh day lung tung

Ông Ahmed Khalil, người gốc Ai Cập định cư tại Mỹ, đón hai con gái Laila, 6 tuổi, và Farida, 8 tuổi, tại sân bay quốc tế Washington Dulles ở bang Virginia, ngày 29-6 - Ảnh: Reuters

Sau khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép triển khai một phần sắc lệnh, chính quyền Washington đã lập tức cho triển khai sắc lệnh từng gây quá nhiều tranh cãi về mặt xã hội lẫn tại các tòa án.

Một trong những nội dung của sắc lệnh mà tòa cho phép triển khai bao gồm việc đình chỉ nhập cảnh 120 ngày vào Mỹ "đối với những cá nhân nước ngoài không chứng minh được quan hệ xác thực với một công dân hoặc một thực thể tại Mỹ".

Quan hệ thế nào là xác thực?

Cụ thể, những người muốn xin thị thực vào Mỹ đến từ 6 quốc gia gồm Hồi giáo (Syria, Libya, Iran, Sudan, Somalia và Yemen) phải chứng minh được mối quan hệ huyết thống với cha/mẹ, chồng/vợ, con nhỏ, con trai/gái trưởng thành, con rể, con dâu hoặc anh/chị/em ruột ở Mỹ.

Chính yêu cầu “chứng minh quan hệ xác thực với người thân hoặc cơ quan ở Mỹ” khiến nhiều người bối rối bởi nó khá mơ hồ và có thể gây phụ thuộc vào người ra quyết định cấp thị thực.

Trong một văn bản gửi đến các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài và trong một cuộc họp báo qua điện thoại với báo giới ngày 29-6, các quan chức chính quyền Mỹ vẫn còn tìm cách trấn an về việc sẽ cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng hơn.

Dẫu có vẻ việc cố gắng thực thi ngay sắc lệnh sau phán quyết của tòa cho thấy phía chính quyền Mỹ vẫn còn chưa chuẩn bị chắc chắn nhưng một quan chức của Washington khẳng định: “Chúng tôi sẽ cố gắng để mọi việc diễn ra ổn thỏa”.

Theo hãng tin AFP, trong văn bản gửi đến các cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, phần thân nhân có chỉ rõ gồm “cha/mẹ (kể cả cha/mẹ kế), vợ/chồng, con cái còn nhỏ và con cái đã trưởng thành, dâu/rể và anh em (gồm cả ruột thịt và anh em cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha)”.

Như vậy những trường hợp quan hệ theo ông/bà nội ngoại, cháu nội ngoại, dì cậu chú bác, anh em họ, hôn thê, anh em dâu/rể là không được bàn đến.

Khái niệm “quan hệ xác thực” được hiểu là “chính thức, có giấy tờ chứng minh và được thiết lập trong những điều kiện binh thường hơn là trong mục đích lách sắc lệnh đã ban hành”.

Như vậy những trường hợp đã đặt khách sạn tại Mỹ (kể cả đã trả tiền) cũng sẽ không là tài liệu thuyết phục cơ quan ngoại giao Mỹ chấp thuận cho du khách từ sáu nước bị cấm có được thị thực vào Mỹ.

Cũng theo chỉ thị của Washington gửi đi, các cơ quan ngoại giao Mỹ phải có trách nhiệm cao hơn trong việc sàng lọc đối tượng được phép vào Mỹ để tránh tình trạng phải kiểm tra tại sân bay Mỹ gây ùn ứ, rối loạn.

my thuc thi sac lenh nhap canh day lung tung

Một số người Mỹ bắt đầu biểu tình chống sắc lệnh nhập cảnh ở sân bay quốc tế Los Angeles bang California, ngày 29-6 - Ảnh: Reuters

Chắc chắn có rối loạn

Tuy nhiên lực lượng chức năng về nhập cảnh tại các sân bay Mỹ cũng hiểu tình cảnh phát sinh khi sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực.

Ông Murad Awawdeh, thuộc Liên minh Nhập cảnh New York làm việc tại sân bay Kennedy của thành phố New York, thú nhận với hãng tin AFP: "Chúng tôi hiểu là cả thế giới đang dán mắt vào nước Mỹ".

Thái độ của các bên khác vẫn là “chờ xem”. Cô Rama Issa, giám đốc Hiệp hội người Mỹ gốc Ảrập ở New York, phàn nàn: “Chính quyền này đang tìm cách tái định nghĩa về gia đình. Tôi được ông bà nội tôi nuôi dưỡng vậy nên tôi không thể tưởng tượng được chuyện họ lại bị xem như không phải người thân”.

Cô kể tiếp về trường hợp của mình: “Tôi chỉ mới đính hôn và sắp làm đám cưới. Người thân của ông hiện ở Syria, không chỉ có cha ruột mà còn cả cô dì chú bác và tôi muốn mời họ sang dự lễ cưới nhưng xem như không được rồi”.

Liệu khi sắc lệnh mới về hạn chế nhập cảnh có hiệu lực, liệu sẽ xảy ra những náo loạn tại các sân bay như lần đầu sắc lệnh được công bố hôm 27-1?

Ông Gregory Chen, thuộc Hiệp hội Luật sư Mỹ về nhập cảnh, nói với hãng tin AFP: “Lần này chắc cũng lại xảy ra những sự cố dù còn quá sớm để khẳng định điều đó. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp có người cần chúng tôi hỗ trợ”.

my thuc thi sac lenh nhap canh day lung tung

Các luật sư tình nguyện dựng bàn làm việc hỗ trợ những trường hợp gặp khó khăn ở sân bay quốc tế Los Angeles bang California, ngày 29-6 - Ảnh: Reuters

Trong lần tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh về hạn chế nhập cảnh hồi cuối tháng 1 vừa qua, nước Mỹ đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nước và các sân bay Mỹ biến thành điểm biểu tình của nhiều tổ chức dân quyền và người ta cũng chứng kiến nhiều trường hợp người vào Mỹ bị tạm giữ ở sân bay và bị dọa trục xuất.

Sau phán quyết gần đây, Tòa án Tối cao Mỹ cũng đồng thời chấp thuận lắng nghe các lập luận từ phía Washington trong phiên làm việc tới của tòa, theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào tháng 10. Tòa án Tối cao Mỹ hứa sẽ xem xét toàn diện sắc lệnh mới của tổng thống Donald Trump để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.