Nâng cao kiến thức về hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại

(Baohatinh.vn) - Hơn 100 học viên là cán bộ pháp chế; người làm công tác liên quan đến doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; một số doanh nghiệp Hà Tĩnh đã được nâng cao kiến thức pháp luật về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại.

Nâng cao kiến thức về hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại

Chiều 12/10, Sở Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại cho hơn 100 đại biểu. (Ảnh: Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn giới thiệu nội dung về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại tới các học viên).

Hội nghị đã được nghe Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn khái quát chung về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại: quy định pháp luật về hợp đồng thương mại; quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại; thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại, những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại; một số tình huống tranh chấp thương mại cụ thể và cách giải quyết.

Nâng cao kiến thức về hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại

Các đại biểu tham gia lớp bồi dưỡng.

Thông qua lớp bồi dưỡng, học viên có cơ hội trực tiếp chia sẻ ý kiến, được giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận những phản hồi, chia sẻ từ việc soạn thảo hợp đồng thương mại và giải quyết các vụ việc tranh chấp, từ đó nhận diện rõ hơn các giải pháp trong việc phòng tránh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nâng cao kiến thức về hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại

Những nội dung bổ ích, cụ thể, sát thực tiễn được giới thiệu tại lớp bồi dưỡng đã nhận được phản hồi tích cực từ phía các học viên.

Với nội dung thiết thực và hữu ích, lớp bồi dưỡng đã giúp các học viên nâng cao kiến thức pháp luật về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại.

Hà Tĩnh hiện có khoảng hơn 7.000 DN hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DN trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ; đặc biệt, các kiến thức pháp luật còn chưa được chú trọng, chưa có bộ phận phụ trách pháp chế.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, số vụ việc giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại Tòa án 2 cấp tỉnh Hà Tĩnh đang có xu hướng tăng. Từ năm 2018 đến nay, ngành Tòa án đã giải quyết 132 vụ việc (trong đó năm 2018 là 34 vụ; năm 2019 là 37 vụ và 10 tháng 2020 là 61 vụ). Các tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và mua bán hàng hóa.

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.