Nên ăn gì trong mùa dịch COVID-19?

Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể không bị thiếu nước, giúp dự phòng nhiễm bệnh do COVID-19 gây ra cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Một số món ăn, đồ uống sau đây có thể hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh.

Nên ăn gì trong mùa dịch COVID-19?

Cháo gà hành tía tô

Công dụng: Có thể giúp giảm viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể; giảm triệu chứng ngạt mũi, giảm nhẹ các triệu chứng đường hô hấp trên; giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ nấu, bổ sung thêm nước cho cơ thể.

Nguyên liệu (cho 4 phần ăn): gạo tẻ 100g; gạo nếp 30g; đỗ xanh 20g; gà 1/2 con; hành khô, hành lá, tía tô, gừng, gia vị, mắm, tiêu.

Cách nấu: Gạo, đỗ vo sạch; hành, tía tô rửa sạch và thái nhỏ; hành khô nướng thơm, gừng cạo vỏ thái lát mỏng. Gà làm sạch, luộc chín, xé sợi nhỏ.

Cho gạo và đỗ vào nồi nước luộc gà ninh liu riu cùng xương gà, hành khô nướng. Khi gạo đã chín nhừ, đặc sánh thì gắp bỏ xương ra. Cho thịt đã xé nhỏ vào nồi, đun sôi lửa to hơn một chút, nêm gia vị vừa ăn, rắc hành và tía tô thái nhỏ vào, trộn đều, tắt bếp. Múc ra bát, rắc hạt tiêu và vài lát gừng thái mỏng, ăn ngay khi nóng.

Nên ăn gì trong mùa dịch COVID-19?

Nước gừng là món ăn, nước uống nên dùng trong mùa dịch COVID-19.

Nước gừng, chanh, sả, mật ong

Công dụng: Giúp làm sạch đường hô hấp trên; Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp và virus Corona.

Nguyên liệu: Chanh ta: 5 quả. Rửa sạch, lột lấy vỏ; Sả: 15 củ. Rửa sạch, đập dập; Gừng tươi: 1 củ. Rửa sạch, để nguyên vỏ, thái lát mỏng; Mật ong: 2 thìa canh (20ml).

Cách làm: Đun sôi nước, cho sả đập dập vào đảo đều, cho vỏ chanh và gừng tươi thái lát vào, đảo đều. Đun liu riu khoảng 2-3 phút, tắt lửa, đậy vung. Chắt ra lọ/bình thủy tinh, cho 2 thìa mật ong khuấy đều.

Cách dùng: Uống ấm. Mỗi lần dùng 1 ly 100ml (sáng ngủ dậy, giữa ngày và trước khi đi ngủ).

Các món ăn từ cá

Công dụng: Là nguồn thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa; Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch; vitamin A và omega-3 trong cá giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, tăng hoạt tính của bạch cầu, đại thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn.

Khuyến nghị: Nên ăn ít nhất 200g cá mỗi tuần.

Các thực phẩm nên tăng cường

Các thực phẩm giàu vitamin A và caroten (trái cây chín màu vàng, cam, đu đủ, gan): Vitamin A cần thiết cho việc duy trì toàn vẹn niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa giúp tạo thành hàng rào ngăn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

Các thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, các loại rau lá xanh): Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm.

Các thực phẩm giàu vitamin D(gan cá, trứng gà hoặc ngũ cốc có bổ sung vitamin D) có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Các loại hạt giàu vitamin E (hạnh nhân, hướng dương, hạt bí...): Vitamin E là chất chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.

Các thực phẩm giàu kẽm (thịt, hải sản): Kẽm cần thiết cho hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm bạch cầu.

Các thực phẩm giàu seleninum (tôm, nấm, trứng, đậu đỗ): Selenium giúp nâng cao miễn dịch, phòng ngừa lão hóa.

Các loại gia vị có tính kháng khuẩn (tỏi, gừng, hành...): Các chất hóa thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.

Sữa chua: Giúp tăng cường sản xuất gramma interferon giúp ức chế sự nhân lên của virus.

Theo TS.BS. NguyễnThanh Hà/SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?