Nỗi niềm bác sĩ chống dịch Covid 19: “Xin đừng kì thị chúng tôi"

Cũng như những người làm trong lĩnh vực y tế dự phòng, gần 1 tháng qua, nhiều y, bác sĩ các bệnh viện trong cả nước không có ngày nghỉ.

Cơ sở 2, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương có năng lực điều trị gần 1.000 bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc điều trị 5 bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 như vừa qua chưa phải là áp lực lớn đối với y, bác sĩ.

Tuy nhiên, từ ngày 10/2, công việc của những thầy thuốc ở đây có phần vất vả hơn khi phải theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho hàng chục người đi từ vùng dịch Vũ Hán trở về.

Nỗi niềm bác sĩ chống dịch Covid 19: “Xin đừng kì thị chúng tôi

Những ngày này, hầu hết các y bác sỹ trên cả nước đều phải làm việc quên ngày đêm để ứng phó với dịch Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Viết Nam, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi đã xác định đã làm bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm thì không được nề hà trong lúc có dịch bệnh. Nếu bác sĩ chúng tôi lo sợ dịch bệnh thì đã không ở lại bệnh viện để điều trị bệnh nhân. Chúng tôi làm việc vất vả hơn ngày thường và không có ngày nghỉ. Hầu như mọi người đều ngủ lại cơ quan để có thể sẵn sàng đáp ứng những tình huống có thể xảy ra".

Mỗi khi vào thăm khám, chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19, các y bác sĩ đều tuân thủ mặc bộ quần áo chuyên dụng bó sát, kín mít, không dễ chịu chút nào. Thêm vào đó, luôn phải đeo khẩu trang N95 dày, nhiều lớp, không những khó thở mà còn in vết hằn rất lâu trên gương mặt. Công việc có phần vất vả hơn ngày thường nhưng trớ trêu thay, sự kỳ thị của một số người xung quanh mới chính là áp lực lớn nhất hiện nay của các y bác sĩ cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tuy nhiên, những thầy thuốc làm việc tại cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn âm thầm cống hiến cho nghề nghiệp để mang lại chân lý, niềm vui và những điều quan trọng hơn liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Đó là điều trị khỏi cho những người mắc bệnh Covid-19, góp phần chứng minh năng lực của ngành y tế; đồng thời khẳng định tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt.

Bệnh nhân Từ Công Phương, một trong những công nhân ở Vĩnh Phúc vừa được điều trị khỏi bệnh Covid 19 tâm sự: “Chúng tôi trở về từ Vũ Hán, lúc đầu bị sốt cũng hoang mang và sốc. Nhưng khi điều trị tại đây, được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, tôi thấy yên tâm và rất vui mừng khi đã khỏi bệnh. Xin cảm ơn các y bác sĩ cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương".

Trong mùa dịch Covid-19 này, tại 1 số bệnh viện, còn có trường hợp cả 2 vợ chồng đều là y, bác sĩ cùng tham gia ứng trực 24/24 giờ chống dịch xuyên Tết, xuyên đêm, nhiều ngày không thể về nhà, phải gửi các con cho ông bà nội ngoại hoặc gọi điện về hướng dẫn lũ trẻ tự chăm sóc, kèm cặp nhau.

Một số y, bác sĩ còn bay sang tận Vũ Hán, Trung Quốc để đón công dân Việt Nam trở và từng phải cách ly tại cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Giáo sư Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Đó là những tấm gương nỗ lực rất lớn. Tôi đánh giá rất cao đội ngũ các y bác sĩ hệ điều ở tất cả các cơ sở y tế đã sẵn sàng và tích cực điều trị cho bệnh nhân. Giống như trong dịch bệnh SARS, nhiều y bác sĩ đã không về nhà trong mấy tuần. Những nỗ lực cứu chữa bệnh nhân, thực hiện nghiêm quy trình cách ly không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện của các thầy thuốc rất đáng được biểu dương ghi nhận…"

Trong khi một số người kì thị đối với y, bác sĩ tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì vẫn còn nhiều hơn những tấm lòng chia sẻ, cảm thông với thầy thuốc. Mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo ngành y tế can thiệp kịp thời để những y, bác sĩ và những thành viên khác trên chuyến bay đón người Việt từ Vũ Hán trở về, không phải cách ly trong bệnh viện vì trước đó đã được trang bị đầ đủ dụng cụ phòng hộ và họ đã tuân thủ nghiêm quy trình phòng lây nhiễm.

Trên mạng xã hội thời gian qua cũng có nhiều ý kiến tích cực, như GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương lên tiếng khẳng định: kì thị với y, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm hoặc những người liên quan đến vùng dịch là tội ác.

Đặc biệt, đã có nhiều người dân đến tận các bệnh viện trao tặng sữa, mỳ tôm, bánh kẹo, dưa hấu tiếp sức cho các thầy thuốc. Rõ ràng, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, vẫn có những người tiên phong ra tuyến đầu để “chiến đấu” với dịch bệnh và vẫn có những việc làm cao đẹp vì cộng đồng.

Theo VOV.VN

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.