Nếu có kiếp sau, tôi sẽ không làm tiến sỹ mà chỉ đi lấy chồng

Tôi - nếu muốn thì chỉ còn cách làm vợ hai hoặc cặp kè làm người thứ ba của một ai đó nếu thèm khát tình yêu. Nhưng tôi là tiến sỹ cơ mà, chả nhẽ lại phải hạ mình như thế?

neu co kiep sau toi se khong lam tien sy ma chi di lay chong

Ảnh minh họa

Nhìn thấy người người, nhà nhà đẩy con vào chốn học hành, thi cử và bằng cấp, tôi thật đau lòng khi ngẫm lại câu chuyện của mình. Tôi đang tiếp tục sống nốt những ngày tháng cô đơn, buồn tẻ trên con đường sự nghiệp của mình. Trải qua hơn 35 năm trên đời, tôi mới hiểu, cái đích cuối cùng của mỗi người vẫn nên là hạnh phúc, chứ không phải là bằng cấp, địa vị hay sự giàu có.

Ngày còn bé, khi nhìn thấy những dòng đề tên hay câu giới thiệu của các giáo sư, tiến sỹ… trong lòng tôi luôn dâng lên một niềm kính trọng vô vàn. Tôi khi ấy học cũng giỏi, đã sớm xác định rằng đó sẽ là đích đến trong cuộc đời của mình. Học gì, nghiên cứu gì cũng được, nhưng tôi sẽ làm rạng danh gia đình, dòng họ, làng quê của mình.

Thấy tôi lao vào học hành, bố mẹ tôi đương nhiên mừng rỡ. Bố mẹ tạo mọi điều kiện để tôi được học. Tôi liên tục gặt hái các giải thưởng về thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hai môn Toán và Lý.

Hết lớp 12, tôi chọn thi vào một trường kỹ thuật. Tôi lấy học bổng của trường mỗi năm, hoàn thành rất nhiều bài tiểu luận, công trình nghiên cứu của khoa.

Tôi cứ thế lao vào guồng quay học hành, rồi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. May mắn cho tôi là trong một cuộc thi nghiên cứu dành cho sinh viên, tôi “lọt vào tầm ngắm” của một vị giám khảo, sau này tôi mới biết là viện trưởng của một cơ quan nhà nước. Nên ra trường là tôi được mời luôn về đó để làm việc đúng chuyên ngành của mình.

neu co kiep sau toi se khong lam tien sy ma chi di lay chong

Ảnh minh họa

Rồi tôi lại đi học lấy bằng thạc sỹ luôn trong hai năm và lại được cân nhắc luôn đi học tiến sỹ theo chương trình đào tạo của viện. Tôi hoàn thành quá trình học tiến sỹ chính nỗ lực và thu nhập của bản thân, chỉ vẻn vẹn 3 năm thì xong. Tôi nhận được quá nhiều lời chúc tụng từ gia đình, bạn bè và người thân.

Khi mang hoa đến tặng, đứa bạn thân hồi cấp 3 của tôi đã dắt theo con gái 4 tuổi đến cùng. Tôi, lúc này, ở trên đỉnh cao của học vấn mới chợt nhận ra tuổi tác không hề đợi chờ mình. Tôi học hành cao siêu nhưng bên cạnh tôi lại chẳng có chàng trai nào theo đuổi. Bạn bè tôi hình như đã lần lượt lấy chồng từ lúc nào không hay, nhìn lại cả lớp cấp 3 chỉ có mỗi tôi chưa có chồng. Nhiều đứa khâm phục tôi ra mặt, cứ bảo ước gì được như tôi. Bố mẹ cũng rất hãnh diện khoe về thành tích của tôi nhưng đôi khi lại ngậm ngùi nhắc nhở chuyện chồng con.

Tôi lúc này, ở tuổi 35 mới thèm sự ổn định của một gia đình. Tôi muốn lấy chồng nhưng những đối tượng xung quanh lại chẳng còn ai. Những người bằng tuổi thì hầu như đã có vợ con, còn những người hơn tuổi còn độc thân thì lại đã qua một đời vợ là chính. Tôi nếu muốn, thì chỉ còn cách làm vợ hai hoặc cặp kè làm người thứ ba của một ai đó nếu thèm khát tình yêu. Nhưng tôi là tiến sỹ cơ mà, chả nhẽ lại phải hạ mình như thế?

Với bằng cấp và tuổi tác, tôi bị giới hạn đối tượng kết hôn rất nhiều. Tôi có tiền nhưng đã đổ hết vào việc học tiến sỹ, nay vẫn phải đi ở nhà thuê, xe máy cũng chỉ loại cà tàng. Dường như cái bằng tiến sỹ không khiến tôi giàu hơn mà chỉ làm cho tôi càng cô đơn hơn. Thấy những người có đôi có cặp hay những gia đình sum vầy ấm áp bên nhau, tôi thấy mình lẻ loi vô cùng.

Tôi ước giá như cuộc đời này được sống lại một lần nữa, hoặc là có kiếp sau, thì tôi xin nguyện chỉ học hành đủ bằng cử nhân rồi tính toán yêu đương và lấy chồng mà thôi. Phấn đấu quá cao siêu, địa vị xa vời thật ra cũng chẳng để làm gì. Khi rốt cuộc chỉ cần hạnh phúc là được, có đúng không?

Theo phunuonline.com.vn

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.