Nga sắp đưa vào hoạt động "vũ khí tạo địa ngục" vô hiệu hoá lá chắn tên lửa Mỹ

Thứ vũ khí được Nga đưa vào hoạt động trong năm 2018 này có thể mang 10-15 đầu đạn bao gồm cả đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá lên tới 750 kiloton, bay với tốc độ mà không hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể đánh chặn được.

nga sap dua vao hoat dong vu khi tao dia nguc vo hieu hoa la chan ten lua my

Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat.

Nắm trong tay tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat tối tân được ví như "đại họa siêu thanh" đối với lá chắn tên lửa Mỹ, quân đội Nga rõ ràng đã vượt trội hơn đối thủ một khoảng cách không nhỏ.

Chia sẻ cùng đài phát thanh Sputnik, chuyên gia quân sự người Nga Alexei Leonkov nhận định Nga đã vượt bậc Mỹ từ 10 – 15 năm nhờ có tên lửa động cơ đẩy nhiên liệu lỏng RS-28 Sarmat.Ông Leonkov cho biết thêm thứ vũ khí hàng đầu này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2018 để thay thế toàn bộ hệ thống tên lửa đạn đạo RS-20V Voyevoda – trụ cột của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đã hơn 25 năm nay.

ICBM mới có trọng lượng chỉ bằng một nửa so với RS-20V, song đem lại hiệu quả năng lượng gấp nhiều lần. Hiệu năng được cải tiến của RS-28 sẽ cho nó thêm tiềm lực để chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Loại tên lửa đạn đạo kiên lục địa kiểu mới được Nga đang phát triển này có khả năng bay lượn linh hoạt, dễ dàng vượt qua hệ thống gây nhiễu của đối phương.

Đáng chú ý, RS-28 được cho là có thể mang được 10 -15 đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn nhiệt hạch, sức công phá lên tới 750 kiloton có thể quét sạch một diện tích bằng với nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.

Một khi được phóng đi, RS-28 sẽ nhắm đến mục tiêu bằng vận tốc siêu thanh, ước tính gần 25.000 km/h – vận tốc mà không hệ thống phòng thủ nào hiện nay của Mỹ có thể đánh chặn. Tầm hoạt động của "đại họa siêu thanh" này lên tới 18.000 km.

Ngoài ra, có thông tin cho rằng đầu đạn của RS-28 Sarmat sẽ được trang bị một thiết bị đối phó tân tiến để đâm thủng lá chắn phòng thủ của đối phương.

Theo chuyên gia Leonkov, Tổ hợp chế tạo máy Krasnoyarsk đã sẵn sàng sản xuất số lượng lớn tên lửa RS-28.

Truyền thông Mỹ và châu Âu đã gọi ICBM mới của Nga bằng những cái tên đáng sợ như “quỷ dữ trá hình”, “quỷ Satan” và “vũ khí của địa ngục hạt nhân”.

Theo Hoàng Trang/Báo Tin Tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.