Hãng tin TASS dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ tất cả các cuộc tập trận quốc tế tổ chức tại nước này sẽ tập trung vào nội dung gìn giữ hòa bình và chống khủng bố.
Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung “Zapad-2021” tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/1 cho biết lực lượng bộ binh sẽ tham gia vào 8 cuộc tập trận quốc tế tại các thao trường huấn luyện của nước này.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn: “Tám cuộc tập trận chung dự kiến sẽ diễn ra tại các thao trường ở nhiều quân khu khác nhau của Nga, bao gồm cuộc tập trận đa quân chủng Nga - Ấn Độ có tên Indra 2023, cuộc tập trận chống khủng bố Peace Mission với sự tham gia của các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Bên cạnh đó, còn có cuộc tập trận quân sự chung Nga - Lào, cuộc tập trận quân sự chung Nga - Pakistan mang tên Friendship 2023, cuộc tập trận Nga - Algeria, cuộc tập trận chung Frontier 2023 gồm lực lượng tập thể phản ứng nhanh của khu vực Trung Á, cuộc tập trận Selenga 2023 Nga - Mông Cổ và tập trận chung Nga - Việt Nam”.
Theo Bộ quốc phòng Nga, lực lượng bộ binh nước này cũng sẽ tham gia cuộc tập trận Unbreakable Brotherhood 2023 của lực lượng gìn giữ hòa bình thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), dự kiến diễn ra ở Armenia.
Các cuộc tập trận quốc tế Nga tham gia có nội dung lập kế hoạch chung, quy trình hợp tác và các hành động chiến thuật nhằm tiêu diệt các nhóm vũ trang bất hợp pháp.
“Tất cả các cuộc tập trận sẽ tập trung vào gìn giữ hòa bình và chống khủng bố”, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Vào tháng 8/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ trang của nước này từ 1,9 triệu lên 2,04 triệu quân nhân. Theo sắc lệnh được công bố trên cổng thông tin của chính phủ Nga, việc điều chỉnh nhân sự này bao gồm cả việc tăng 137.000 quân nhân trong lực lượng chiến đấu lên thành 1,15 triệu quân nhân. Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1/1.
Trung tướng Phạm Trường Sơn - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác đến trao hỗ trợ xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết và tặng quà gia đình chính sách ở Hà Tĩnh.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Những chiến công thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng của lực lượng an ninh Công an Hà Tĩnh đã góp phần ổn định chính trị, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
Thiếu tá Hoàng Tuấn Anh là một trong những “hạt giống” tốt, điển hình trên mặt trận đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm ở vùng biên của BĐBP Hà Tĩnh.
BTV Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh xác định thời gian hoàn thành đại hội BCH bộ đội biên phòng và 3 đảng bộ phòng thủ khu vực 1, 2, 3 trước ngày 15/7/2025.
Tham gia luyện tập phục vụ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9, LLVT Quân khu 4 có hơn 700 cán bộ, chiến sỹ tham gia; trong đó, Hà Tĩnh có 48 đồng chí.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định trao thưởng cho 5 đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh, 1 đơn vị thuộc Viện KSND tỉnh và tặng bằng khen cho 5 cá nhân.
Công an tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành việc bàn giao 69/69 bộ con dấu mới cho đảng ủy, HĐND, UBND các ĐVHC cấp xã sau sáp nhập, đảm bảo vận hành tổ chức bộ máy mới thông suốt, hiệu quả.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thao - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc sắp xếp tổ chức bộ máy là yêu cầu tất yếu để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới.
Các đơn vị công an xã mới tại Hà Tĩnh đã bắt đầu tiến hành nhận trụ sở mới, tiếp nhận các nhiệm vụ, rà soát tình hình an ninh trật tự tại địa phương...
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật yêu cầu, Ban CHPT khu vực 1 duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, theo dõi, nắm chắc tình hình các địa bàn trọng điểm; kịp thời tham mưu, xử lý có hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh yêu cầu Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Thực hiện chủ trương xây dựng cơ quan quân sự địa phương theo mô hình chính quyền 2 cấp, các ban chỉ huy phòng thủ khu vực (PTKV) ở Hà Tĩnh đã đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm, Đảng, Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh.
Cùng với tập trung giải quyết hồ sơ, các bộ phận một cửa của ngành Công an Hà Tĩnh cũng làm rõ những băn khoăn của công dân về giấy tờ tuỳ thân khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, 5 ban chỉ huy bộ đội biên phòng 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và thành phố Huế chính thức trực thuộc bộ chỉ huy quân sự các tỉnh.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong bối cảnh mới.
Việc lựa chọn nhân sự công an cấp xã sau sáp nhập tại Hà Tĩnh tuân thủ nguyên tắc dân chủ, khách quan; đảm bảo phẩm chất, trình độ, năng lực để xứng đáng "chọn mặt gửi vàng".
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh luôn chăm lo rèn luyện, giáo dục cả về chính trị, quân sự, nghiệp vụ, đạo đức để xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới ngày càng vững mạnh.
Không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và nhân văn trên mọi lĩnh vực, Ban Phụ nữ Công an tỉnh Hà Tĩnh trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm tin tưởng, với cấp bậc hàm mới, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thao cùng đơn vị sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và ngành giao phó, xây dựng lực lượng Công an Hà Tĩnh ngày càng tinh nhuệ, chính quy, hiện đại.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tri ân và trao thưởng 27 tập thể, cá nhân có đóng góp trong công tác tuyên truyền.
Những người lính ở Đồn Biên phòng Bản Giàng (BĐBP Hà Tĩnh) đang ngày đêm bảo vệ vững chắc tuyến biên giới Hương Khê, góp phần ổn định vùng phên dậu dưới chân núi Giăng Màn.