Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàu

(Baohatinh.vn) - Triển khai Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ SXKD tại vùng khó khăn, hiện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê là một trong những đơn vị có dư nợ lớn nhất tại Hà Tĩnh với trên 98 tỷ đồng. Từ đây, đã tiếp sức cho 2.665 hộ đầu tư sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao.

Đời sống của gia đình bà Hoàng Thị Lan (thôn Trung Lĩnh – xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) trước đây còn nhiều khó khăn. Những mong cải thiện tình hình, nuôi con ăn học, bà Lan nhiều lần tìm tới Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê vay vốn đầu tư sản xuất.

Tháng 10/2018, gia đình bà Lan vừa vay mới ngân hàng 50 triệu đồng theo diện vùng khó khăn. “Có ngân hàng "rót" vốn, gia đình lập kế hoạch đầu tư bài bản dựa trên thế mạnh địa phương. Đến nay, nhà tôi đã có 110 gốc bưởi Phúc Trạch trong vườn và vừa trồng thêm 50 gốc bưởi tại trang trại. Tính sơ sơ, vụ bưởi vừa rồi, nhà tôi thu về trên 80 triệu đồng” – bà Lan phấn khởi.

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàu

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê trực tiếp kiểm tra mô hình kinh tế của hộ vay vốn Hoàng Thị Lan (xã Hương Trạch)

Trồng cam, bưởi, keo, tràm; chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà là thế mạnh của Hương Khê. Do vậy, sau khi được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, các hộ dân ở xã Hương Thủy cũng tập trung vào mũi nhọn này.

Chị Nguyễn Thị Thắng (xóm 6 – xã Hương Thủy) cho biết: “Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân với thủ tục vay vốn nhanh gọn, giải ngân tận địa phương. Tôi vay 50 triệu đồng từ năm 2015 để trồng 120 gốc bưởi. Năm 2018 là vụ thu hoạch đầu tiên, nhà tôi đã thu về 125 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn có thêm 50 triệu đồng từ chăn nuôi trâu và gà. Nhận thấy hiệu quả của nguồn vốn, vừa rồi, tôi thuê máy móc làm đất, mua giống, vật tư chất lượng để mở rộng diện tích với 150 gốc bưởi”.

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàu

Triển khai Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ SXKD tại vùng khó khăn, hiện dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê đạt trên 98 tỷ đồng.

Không chỉ người dân Hương Trạch và Hương Thủy mà 15 xã khác trên địa bàn Hương Khê cũng được tiếp cận nguồn vốn này. Ông Đinh Văn Lâm - Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho hay: “Trước đây, người dân Hương Đô rất nghèo. Nhờ chương trình vay vốn tín dụng đối với hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn, người dân đã thuê máy móc cải tạo vườn tạp, trồng cam, bưởi theo hướng thâm canh.

Chương trình tín dụng này đã giúp thành lập khoảng 40 mô hình kinh tế cho nguồn thu từ 50 – 100 triệu đồng/năm và góp sức xây nên vùng cam Khe Mây nức tiếng của Hà Tĩnh. Kinh tế của người dân khá giả, hạ tầng nhà cửa khang trang đã tạo động lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”.

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàu

Nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo diện vùng khó khăn đã góp sức xây nên vùng cam Khe Mây nức tiếng của Hà Tĩnh.

Theo ông Lê Viết Thông – Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê, triển khai Quyết định 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đến thời điểm này, tổng dư nợ của đơn vị đạt trên 98 tỷ đồng với 2.665 hộ được tiếp cận vốn. Riêng từ đầu năm lại nay, ngân hàng đã cho vay trên 33,3 tỷ đồng. Theo rà soát, đánh giá, 100% hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đầu tư vào các thế mạnh của địa phương, phát huy hiệu quả cao, trả nợ đúng kỳ hạn”.

“Để chương trình phát huy hiệu quả thực sự, chúng tôi đã phối hợp với các tổ chức hội thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn làm ủy nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội. Do bám sát cơ sở nên ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn vay kịp thời, đúng đối tượng và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Tính đến thời điểm này, nợ quá hạn của chương trình này chỉ 70,6 triệu đồng” – ông Thông cho biết thêm.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.