Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

(Baohatinh.vn) - Năm 2021, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ 16% trở lên; tăng trưởng dư nợ tăng từ 14 - 16%; tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%/tổng dư nợ.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Chiều 18/1, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Đình Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.

Năm 2020 ghi nhận hệ thống cơ chế chính sách chưa từng có của Chính phủ, Tỉnh ủy - UBND tỉnh và toàn hệ thống ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ, cùng vực lại nền kinh tế trước điều kiện dịch bệnh và thiên tai phức tạp.

Đến 31/12/2020, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 526 khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 (với dư nợ 426,76 tỷ đồng), 249 khách hàng bị ảnh hưởng lũ lụt (tổng dư nợ 17,298 tỷ đồng); miễn giảm lãi cho 234 khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 (102,93 tỷ đồng dư nợ) và 864 khách hàng bị ảnh hưởng lũ lụt (dư nợ trên 102,6 tỷ đồng); hạ lãi suất hiện hữu cho 3.296 khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 với 8.232 tỷ đồng dư nợ (số lãi được hạ là 18,286 tỷ đồng).

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Phó Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh Phan Viễn Đông báo cáo kết quả hoạt động ngành ngân hàng năm 2020

Lũy kế đến 31/12/2020, các TCTD cho vay mới hỗ trợ khách hàng phục hồi hoạt động SXKD hậu Covid-19 với doanh số 26.237 tỷ đồng cho 7.496 khách hàng (với mức giảm từ 0,05%/năm - 3,3%/năm). Chi nhánh NHCSXH cũng đang tiến hành 5 làm hồ sơ trình xin khoanh nợ cho 22 khách hàng và xóa nợ cho 1 khách hàng bị ảnh hưởng lũ lụt.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Giám đốc Agribank Hà Tĩnh II Võ Văn Nhất: Năm 2020, Agribank Hà Tĩnh II đã tích cực giảm lãi suất, ban hành gói chính sách 300 tỷ đồng để SXKD, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đồng thời, dành 16,5 tỷ đồng cho hoạt động an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Chi nhánh NHNN tỉnh, với biện pháp điều hành linh hoạt, các chỉ tiêu về nguồn vốn và dư nợ của toàn ngành đạt cao. Đến 31/12, tổng nguồn huy động vốn đạt trên 70.000 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cuối năm 2019, tăng cao nhất trong 3 năm qua. Dư nợ đạt 60.254 tỷ đồng, tăng 16,07% so với cuối năm 2019, cao hơn mức bình quân cả nước (12,3%). Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,14% trong tổng dư nợ.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Giám đốc BIDV Hà Tĩnh Nguyễn Đình Thịnh: Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý, giảm tỷ lệ nợ xấu. Riêng đối với cho vay đóng tàu theo NĐ 67/2014/NĐ - CP vẫn còn nhiều khó khăn, số nợ xấu đã giải quyết còn thấp.

Ngành cũng triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu; phát triển thanh toán không tiền mặt; điều hòa, quản lý tiền mặt; quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng.

Năm 2020, nguồn an sinh xã hội toàn ngành đạt 116,09 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2019.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Hà Tĩnh Bùi Thị Ngọc Hà: Đề nghị tỉnh quan tâm tăng nguồn vốn ủy thác của địa phương qua NHCSXH nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu vốn vay trên địa bàn

Năm 2021, ngành ngân hàng đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động tăng từ 16% trở lên; tăng trưởng dư nợ tăng từ 14 - 16%; tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%/tổng dư nợ.

Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đánh giá cao Chi nhánh NHNN tỉnh với vai trò đầu mối đã triển khai kịp thời các cơ chế chính sách của Chính phủ, bám vào các chương trình phát triển KT-XH của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng cao gắn với đảm bảo chất lượng tín dụng.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại hội nghị

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các TCTD cần tập trung hơn nữa việc đáp ứng nguồn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tiềm lực cho doanh nghiệp, người sản xuất ứng phó tốt với tình hình khó khăn trong năm tới. Trong đó, chú trọng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, vốn vay doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, quản lý chất lượng tín dụng gắn với giảm tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững và an toàn hệ thống.

“2021 là năm đầu của nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiều chính sách về phát triển KT-XH, sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước sắp triển khai. Đây chính là cơ hội mới của các ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng, đầu tư vốn cho thị trường, góp phần tăng trưởng dư nợ, đồng thời đồng hành cùng với tỉnh thực hiện vừa phục hồi kinh tếphát triển quy mô chi nhánh”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 14% trong năm 2021

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh trao bằng khen cho 1 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2020.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.