Ngày 22/11: Có 10.321 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM, Cần Thơ và Tây Ninh tăng

Bản tin dịch COVID-19 ngày 22/11 của Bộ Y tế cho biết có 10.321 ca mắc COVID-19 tại 58 tỉnh, thành phố, trog đó TP HCM có số mắc nhiều nhất với 1.547 ca; trong ngày có 4.776 ca khỏi; 190 trường hợp tử vong- trong đó có 50 trường hợp của hôm qua cộng sang

Thông tin ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam

- Tính từ 16h ngày 21/11 đến 16h ngày 22/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.321 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 10.299 ca ghi nhận trong nước (tăng 417 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 5.647 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.547), Bình Dương (688), Tây Ninh (564), Cần Thơ (535), Đồng Nai (522), Đồng Tháp (507), Bà Rịa - Vũng Tàu (399), Sóc Trăng (398), Bạc Liêu (388), Bình Thuận (370), Bến Tre (312), Vĩnh Long (307), Bình Phước (277), Hà Nội (260), An Giang (243), Cà Mau (242), Kiên Giang (221), Trà Vinh (202), Hậu Giang (194), Bắc Ninh (181), Khánh Hòa (168), Đắk Lắk (166), Hà Giang (161), Lâm Đồng (134), Bình Định (116), Thừa Thiên Huế (111), Gia Lai (89), Long An (85), Quảng Nam (80), Tiền Giang (77), Nghệ An (70), Đắk Nông (59), Ninh Thuận (59), Thanh Hóa (57), Nam Định (52), Quảng Ngãi (45), Vĩnh Phúc (39), Thái Bình (38), Quảng Ninh (36), Phú Yên (32), Đà Nẵng (32), Hà Tĩnh (30), Tuyên Quang (29), Điện Biên (28), Quảng Trị (26), Hà Nam (24), Hải Dương (17), Bắc Giang (16), Hưng Yên (16), Hòa Bình (11), Kon Tum (11), Phú Thọ (9), Hải Phòng (5), Thái Nguyên (4), Lào Cai (4), Cao Bằng (3), Sơn La (2), Yên Bái (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bà Rịa - Vũng Tàu (-142), Kiên Giang (-140), Bình Thuận (-123).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP HCM (+282), Cần Thơ (+194), Tây Ninh (+154).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.858 ca/ngày.

Ngày 22/11: Có 10.321 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM, Cần Thơ và Tây Ninh tăng

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 22/11

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.104.835 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.210 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.099.710 ca, trong đó có 907.459 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (457.919), Bình Dương (248.708), Đồng Nai (82.814), Long An (37.409), Tiền Giang (23.944)..

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.776

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 910.276

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.992 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.408

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.007

- Thở máy không xâm lấn: 129

- Thở máy xâm lấn: 440

- ECMO: 8

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 21/11 đến 17h30 ngày 22/11 ghi nhận 190 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh {(109 ca gồm ngày 21/11 (50) ngày 22/11 (59)}An Giang (20), Long An (8 ), Bình Dương (7), Tiền Giang (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (6), Đồng Nai (4), Bạc Liêu (4), Sóc Trăng (3), Gia Lai (2), Tây Ninh (2), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Bắc Giang (1), Nghệ An (1), Lâm Đồng (1), Bình Thuận (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1), Cà Mau (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 110 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.951 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 119.444 xét nghiệm cho 234.369 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.032.464 mẫu cho 66.125.473 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 21/11 có 1.124.596 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 108.915.813 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.916.471 liều, tiêm mũi 2 là 41.999.342 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 256.476.545 ca nhiễm, trong đó 231.686.284 khỏi bệnh; 5.150.430 tử vong và 19.639.831 đang điều trị (79.559 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 131.032 ca, tử vong tăng 2.691 ca.

- Châu Âu tăng 112.344 ca; Bắc Mỹ tăng 1.227 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 15.416 ca; châu Phi tăng 588 ca; châu Đại Dương tăng 1.457 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.448 ca, trong đó: Thái Lan tăng 6.428 ca, Philippines tăng 984 ca, Campuchia tăng 37 ca, Lào tăng 999 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Xây dựng kế hoạch bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch COVID-19 phục vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức theo hình thức trực tuyến.

- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

- TP. Hà Nội: Ngày 21/11, Sở Y tế Hà Nội ban hành hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã; thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn có chức năng quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ;

Thu dung, khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện; phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng; kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm tại Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.