Nghị quyết xử lý nợ xấu: Sẽ không dung túng cho bất kỳ ai

Tại hội thảo về góc độ chính sách và pháp luật trong xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối ngày 23/5 tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng nợ xấu phát sinh chính là sự bất ổn của nền kinh tế và những người gây ra tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách tường minh chứ không có sự bao che hay dung túng bất kỳ ai.

nghi quyet xu ly no xau se khong dung tung cho bat ky ai

Giao dịch tại ngân hàng. (Nguồn: Maritime Bank)

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh, Chính phủ đang trình Quốc hội Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Đã xử lý được 616.700 tỷ đồng nợ xấu

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản, thu hồi nợ từ thi hành án, sử dụng dự phòng rủi ro…

Kết quả, tính đến thời điểm tháng 1/2017, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 616.700 tỷ đồng nợ xấu (nợ xấu được xử lý năm 2012 là 74.680 tỷ đồng; năm 2013 là 87.980 tỷ đồng; năm 2014 là 143.550 tỷ đồng; năm 2015 là 186.890 tỷ đồng; năm 2016 là 118.490 tỷ đồng và đến tháng Một là 5.140 tỷ đồng).

Trong đó, nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 349.700 tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng số nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác (chiếm 43,3%).

Theo đó, nợ xấu đã được kiềm chế, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng Hai về mức 2,56% tổng dư nợ tín dụng.

Kết quả xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng qua Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), lũy kế từ năm 2013 đến 31/3/2017, tổng số tiền thu hồi nợ qua VAMC đạt 53.236 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong tổng số nợ xấu được xử lý, thì hình thức bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ ở mức khá thấp, chỉ đạt 17.100 tỷ đồng (chiếm 2,8% tổng nợ xấu được xử lý).

Mặc dù vậy, quá trình xử lý nợ xấu đến nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ, đặc biệt quy định của pháp luật đối với việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả việc xử lý xấu.

nghi quyet xu ly no xau se khong dung tung cho bat ky ai

Ảnh minh họa. (Nguồn: HDBank)

Không ưu ái cho bất kỳ ai gây ra nợ xấu

Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu chưa xử lý dứt điểm là cơ chế pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, làm giảm hiệu quả xử lý. Đặc biệt, cơ chế hiện nay chưa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của tổ chức tín dụng, chưa tạo thuận lợi cho quyền xử lý tài sản đảm bảo, thời gian xử lý tài sản đảm bảo tại tòa án kéo dài... Những vướng mắc này liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành.

Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Dự thảo này đã lấy ý kiến rộng rãi và đang chờ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhìn nhận số lượng nợ xấu lớn đang đe dọa nghiêm trọng không chỉ với hệ thống tài chính mà còn toàn bộ hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia. Trong bối cảnh này, chúng ta buộc phải có những quyết định rất đặc thù.

Cũng theo ông Kiên, Nghị quyết đã đưa ra nhiều điểm mới và những vấn đề cốt lõi như: Không sử dụng ngân sách nhà nước; không trái với Hiến pháp; giới hạn thời gian hoàn thành và kết thúc Nghị quyết để tránh tâm lý ỷ lại của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết có hiệu lực ngày từ 1/1/2017, không phải đợi trình tự sau 6 tháng như thông thường; thể hiện rõ quan điểm bảo toàn vốn nhà nước, nhưng vẫn chấp nhận theo nền kinh tế thị trường; cuối cùng là không loại trừ trách nhiệm cá nhân sai phạm gây ra nợ xấu.

Hiện cũng có quan điểm lo ngại, việc ban hành Nghị quyết này là ưu ái ngân hàng và chạy tội cho người gây ra nợ xấu, giải thích vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cho rằng, việc xử nợ xấu hiện nay hiện nay đang được thực hiện rốt ráo và đã có nhiều kết quả. Tuy nhiên, xử lý nợ thì vẫn phải xử lý, thu hồi được bao nhiêu thì thu hồi nhưng trách nhiệm của những người làm sai trái như có sân sau, hay tham ô tham nhũng nếu như cố tình vi phạm thì sẽ phải xử lý trách nhiệm. Ở mức độ nào đấy thì có thể xử phạt hành chính, ở mức độ nặng hơn như cố ý cho vay, cố ý làm trái thì hoàn toàn có thể xử lý hình sự.

Đồng quan điểm, tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng, thành viên Hội đồng quản trị Sacombank và là cố vấn cao cấp của LienVietPostBank cho rằng nhấn mạnh: “Tôi khẳng định không có chuyện này vì Nghị quyết xử lý cho cả nền kinh tế chứ không riêng hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo rất nghiêm trong quá trình xử lý nợ xấu nếu phát hiện sai trái sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp luật."

Cũng theo ông Hưởng, việc ra Nghị quyết này là quá muộn nhưng muộn còn hơn không và nó sẽ tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản bất động sản khi giá trị bất động sản đang tăng trở lại. Nghị quyết ra thời điểm này sẽ phá tan "cục máu đông bất động sản" để có vốn cho nền kinh tế.

Còn tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu và Quản lý Trung ương (CIEM) cho rằng, việc thông qua một Nghị quyết về xử lý nợ xấu không phải là sự ưu ái cho ngành ngân hàng mà sự cần thiết cho cả nền kinh tế. Vấn đề nguyên tắc ở đây là quyền hạn, cách làm quyết liệt hơn đi đôi với giải trình, giám sát minh bạch.

"Đặc biệt, những người gây ra tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách tường minh chứ không có sự bao che hay dung túng bất kỳ ai. Cũng vì lẽ đó nên có cơ chế khuyến khích như một chất xúc tác để các ngân hàng xử lý nhanh nợ xấu, đảm bảo lành mạnh hóa hoạt động trong giai đoạn 2 tái cấu trúc ngân hàng, dần áp dụng thông lệ chuẩn mực quốc tế," ông Thành nhấn mạnh.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.