Nghiên cứu đề minh họa, các trường THPT ở Hà Tĩnh lên kế hoạch ôn tập cho học sinh

(Baohatinh.vn) - Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các trường THPT nghiên cứu kỹ để xây dựng ngân hàng đề thi, ôn luyện kiến thức cho học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT quốc gia.

Giáo viên nghiên cứu kỹ đề thi

Thầy Lê Thái Phi - Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà) cho biết: “Việc nghiên cứu, phân tích ma trận đề minh họa là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng ngân hàng đề thi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình ôn tập. Vì thế, hiện tại, trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu, thảo luận phân tích cấu trúc đề thi một các kỹ càng để xây dựng ma trận đề thi sát với bộ đề minh họa”.

Nghiên cứu đề minh họa, các trường THPT ở Hà Tĩnh lên kế hoạch ôn tập cho học sinh

Đề thi minh họa là sự định hướng quan trọng để các trường xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh (trong ảnh: Học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Đình Liễn - huyện Cẩm Xuyên trong một buổi ôn tập trên lớp)

Qua nghiên cứu, hầu hết giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh cho rằng: Đề thi minh họa năm nay bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, có tính phân hóa cao, đáp ứng với yêu cầu vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh đại học.

Ở bộ môn Ngữ văn hầu như không có sự thay đổi, phần làm văn, câu hỏi nghị luận xã hội là kỹ năng quen thuộc đối với học sinh trong quá trình ôn luyện.

Ở các môn Toán, Lý, Hóa, giáo viên bộ môn cho rằng, số lượng câu hỏi phân loại nhiều hơn so với trước. Kiến thức ở phần phân hóa này chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, tuy nhiên để làm được những câu hỏi phần này, ngoài khả năng tư duy, học sinh cần vận dụng thêm kiến thức đã học từ lớp 11 mới có thể đạt điểm tuyệt đối.

Cô Phạm Thị Ngọc Mai - giáo viên Địa lý, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ) chia sẻ: “Ở môn Địa lý, cấu trúc đề thi năm nay gần như trở về cấu trúc đề thi năm 2019, 2020. Độ khó cũng được sắp xếp tăng dần. Lượng câu hỏi lý thuyết về tự nhiên và vùng có giảm. Câu hỏi khai thác phần atlat tăng so với trước. Theo quan điểm của tổ bộ môn chúng tôi thì đề thi môn Địa lý năm nay khá dễ và thiên về kỹ năng nhiều hơn”.

Nghiên cứu đề minh họa, các trường THPT ở Hà Tĩnh lên kế hoạch ôn tập cho học sinh

Việc nghiên cứu, phân tích ma trận đề minh họa là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình ôn tập.

Đến thời điểm hiện tại, giáo viên giảng dạy lớp 12 ở Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để xây dựng mỗi môn 1 đề thi tham khảo theo cấu trúc đề minh họa của bộ.

Ông Trần Hậu Tú - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT thông tin: “Sở GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn triển khai nội dung này đến các nhà trường. Đồng thời sử dụng đội ngũ cán bộ cốt cán cấp tỉnh ở các bộ môn biên tập thành ngân hàng đề thi. Từ đó gửi về cho các trường để triển khai cho học sinh ôn tập”.

Học sinh làm quen với đề minh họa

Song song với việc thảo luận, nghiên cứu, các trường học ở Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu cho học sinh làm quen với đề minh họa.

Tại Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên), ngay sau khi có đề minh họa, ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên bộ môn lớp 12 in và phát cho học sinh làm ngay để kiểm tra năng lực của các em.

Nghiên cứu đề minh họa, các trường THPT ở Hà Tĩnh lên kế hoạch ôn tập cho học sinh

Học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Liễn được giáo viên hướng dẫn tiếp cận đề minh họa

Thầy Hoàng Quốc Quyết - Phó hiệu trường Trường THPT Nguyễn Đình Liễn cho biết: “Việc triển khai cho học sinh làm đề thi minh họa vừa giúp các em làm quen với ma trận đề, vừa kiểm tra năng lực học sinh. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi điều chỉnh kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh”.

Tại Trường THPT Đồng Lộc (Can Lộc), việc chữa đề thi minh họa cũng đang được các giáo viên bộ môn triển khai. Em Võ Xuân Thành, lớp 12A3 cho biết: “Những ngày này, chúng em được các giáo viên bộ môn phân tích rõ ma trận đề thi, làm đề và chữa đề. Điều đó giúp chúng em nhận rõ những phần kiến thức mình còn thiếu hụt để kịp thời bổ sung. Sau khi tiếp cận đề minh họa, quá trình tự học và ôn luyện, em cũng đã tìm kiếm và nghiên cứu thêm một số dạng đề có độ khó tương đương để thử sức, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi sắp tới”.

Nghiên cứu đề minh họa, các trường THPT ở Hà Tĩnh lên kế hoạch ôn tập cho học sinh

Từ sự hướng dẫn của giáo viên, em Võ Xuân Thành - lớp 12A3 Trường THPT Đồng Lộc (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn phân tích, giải đề.

Việc công bố sớm đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT đã làm yên lòng giáo viên, học sinh cuối cấp. Đây là sự định hướng hết sức quan trọng để các trường xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp cho học sinh.

Hiện các trường ở Hà Tĩnh đang cố gắng điều chỉnh kế hoạch dạy học, phấn đấu đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ kết thúc chương trình chính khóa để tập trung ôn tập cho lớp 12.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.