Người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vẫn được coi là thu nhập thấp?

Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.

Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 1892 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về thông tin báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành.

Gần đây, báo chí phản ánh nghịch lý trong chính sách thu nhập cá nhân, khi một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nhưng vẫn được coi là "thu nhập thấp" đủ điều kiện mua nhà ở xã hội.

Như vậy, một người vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách, đặt ra vấn đề về tính hợp lý của các quy định trong chính sách thuế và hỗ trợ nhà ở.

Người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nhưng vẫn được coi là "thu nhập thấp" đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (Ảnh: Mạnh Quân).
Người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nhưng vẫn được coi là "thu nhập thấp" đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (Ảnh: Mạnh Quân).

Trước vấn đề này, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng nghiên cứu, xem xét điều chỉnh các quy định liên quan đến việc người có thu nhập đóng thuế nhưng lại được mua nhà ở xã hội. Qua đó, điều chỉnh các chính sách về nhà ở xã hội, thuế thu nhập cá nhân.

Cũng trong công văn này, Văn phòng Chính phủ cho biết các cơ quan báo chí còn phản ánh việc nợ nhóm 5 (nợ xấu có khả năng mất vốn) đã tăng hơn 39% so với đầu năm, chạm mức 118.915 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính quý IV/2024 của 27 ngân hàng thương mại đã công bố.

Một số ngân hàng thậm chí có tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 tăng hơn 100% so với năm liền trước, cho thấy áp lực xử lý nợ xấu ngày càng lớn.

Với thực trạng này, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng theo quy định pháp luật, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trước đó, Bộ Tài chính công bố bản tổng hợp, giải trình và tiếp thu ý kiến từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân về đề xuất xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế).

Giảm trừ gia cảnh là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý. Hàng loạt bộ, ngành, địa phương cùng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và tăng mức giảm trừ đối với người phụ thuộc.

Bộ Tài chính cho biết đã đề xuất nghiên cứu, tính toán và điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với biến động giá cả và mức sống dân cư, đồng thời không làm giảm vai trò của chính sách thuế thu nhập cá nhân trong hệ thống thuế.

Quy định về giảm trừ trước khi tính thuế đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần có mức thu nhập nhất định để đáp ứng nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lại, học tập và khám chữa bệnh. Thu nhập trên ngưỡng này mới phải nộp thuế và chỉ nộp thuế cho phần thu nhập vượt ngưỡng.

Bộ Tài chính cho biết việc xác định mức giảm trừ gia cảnh dựa trên nhiều yếu tố, trong đó mức lương tối thiểu vùng chỉ là một căn cứ tham chiếu.

Mức lương tối thiểu vùng không chỉ bù đắp trượt giá mà còn nâng cao đời sống người lao động phù hợp với tăng trưởng kinh tế và chi phí sống ở các vùng khác nhau.

"Đây mới là khâu xây dựng đề cương nên chỉ tập trung làm rõ các vấn đề vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Các nội dung sửa đổi chi tiết và đánh giá cụ thể sẽ được Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

dantri.com.vn

Đọc thêm

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.
Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai cùng lúc nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, việc hỗ trợ những mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững ngày càng phát huy hiệu quả.
Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Nhờ triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp, 5 năm qua, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giảm nghèo. Với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Đức Thọ giảm đáng kể.
Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ khánh thành, bàn giao nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hương Sơn.
Những người "dệt lưới" an sinh

Những người "dệt lưới" an sinh

Cần mẫn đưa chính sách an sinh đến với từng người, từng nhà, những nhân viên dịch vụ thu BHXH Hà Tĩnh được ví như người “dệt lưới”, giúp nhiều người có chỗ dựa vững chắc…