Người dân Ân Phú sống bất an bên miệng “hà bá” hàng chục năm trời!

(Baohatinh.vn) - Đập Khe Tròn (còn gọi là đập Khe Cấy) nằm trong khu dân cư thôn 1, xã Ân Phú (Vũ Quang - Hà Tĩnh) nhưng hàng chục năm nay không được xây dựng hàng rào bảo vệ, khiến 24 hộ dân luôn bất an, nhất là vào mùa mưa lũ.

Video: Người dân mong muốn chính quyền địa phương xây dựng hàng rào quanh đập

Người dân Ân Phú sống bất an bên miệng “hà bá” hàng chục năm trời!

Đập Khe Tròn được xây dựng từ những năm 1960, có diện tích gần 10 ha.

Theo phản ánh của người dân thôn 1 (xã Ân Phú), đập Khe Tròn được xây dựng từ năm 1960. Đập có diện tích gần 10 ha, về mùa mưa có độ sâu khoảng 10m, mùa khô khoảng 4m.

Trải qua nhiều thập kỷ, đập Khe Tròn được chính quyền địa phương nâng cấp, tu sửa nhiều lần. Thân đập giờ đã được thảm bê tông - cũng là đường đi lại của các hộ dân thôn 1. Thế nhưng, đập Khe Tròn không được làm hàng rào, khiến 24 hộ dân sống quanh đập luôn bất an, nhất là vào mưa lũ.

Người dân Ân Phú sống bất an bên miệng “hà bá” hàng chục năm trời!

Người dân thôn 1 (xã Ân Phú) sống bất an hàng chục năm bên đập Khe Tròn.

Sống bên đập Khe Tròn hơn 20 năm nay, chị Trần Thị Nữ ở thôn 1 (xã Ân Phú) đã nhiều lần chứng kiến cảnh con mình và những cháu nhỏ ở trong thôn chới với giữa đập nước.

Đó là nỗi ám ảnh mà chị Nữ không bao giờ muốn lặp lại. Thế nhưng, cứ cách vài tháng, chị và hàng xóm lại nhận được tin có cháu nhỏ vừa may mắn thoát khỏi miệng “hà bá”.

Người dân Ân Phú sống bất an bên miệng “hà bá” hàng chục năm trời!

Trẻ em thường được người lớn trông coi để phòng đuối nước.

Chị Nữ cho biết: “Gia đình tôi có 3 người con, không ít thì nhiều, hầu như đứa nào cũng đã từng uống nước đập Khe Tròn. Trẻ con thì hiếu động, bờ kè dốc đứng và không có lan can, chỉ cần sơ sểnh tí thôi là rơi xuống khe. Nguy hiểm rình rập, người dân chúng tôi đã nhiều lần có ý kiến lên chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết".

Ông Trần Văn Hậu (70 tuổi, ở thôn 1, xã Ân Phú) cho hay: "Vào mùa mưa lũ, nước mấp mé mặt đường ngày này qua tháng khác, bà con chúng tôi bất an lắm. Người lớn còn ý thức được nguy hiểm chứ mỗi lần thấy các cháu nhỏ đi học về hay vui chơi một mình trên đường, tôi rất sợ.

Điều tôi mong muốn nhất bây giờ là đập sớm được làm hàng rào, để người dân yên tâm sinh sống, sản xuất".

Người dân Ân Phú sống bất an bên miệng “hà bá” hàng chục năm trời!

Về mùa mưa, cầu tràn ở đập Khe Tròn thoát nước không kịp khiến nước trong đập dâng lên đường dân sinh, rất nguy hiểm cho người dân mỗi khi di chuyển.

Theo một số người dân, mặc dù đập Khe Tròn được thiết kế cầu tràn, tuy nhiên, về mùa mưa lũ, nước từ trong rừng đổ ra nhiều, cầu tràn thoát nước không kịp dẫn đến nước trong đập dâng lên đường dân sinh, khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Ông Phạm Văn Lâm (thôn 1, xã Ân Phú) chia sẻ: “Người dân chúng tôi rất muốn chung tay cùng địa phương trong việc xây dựng hàng rào an toàn quanh đập. Nếu địa phương có chủ trương xây dựng, người dân sẵn sàng đóng góp ngày công và một phần kinh phí để hỗ trợ”.

Người dân Ân Phú sống bất an bên miệng “hà bá” hàng chục năm trời!

Người dân thôn 1, xã Ân Phú mong muốn đập Khe Tròn sớm được xây dựng hàng rào để người dân yên tâm sinh sống, sản xuất.

Ông Trần Văn Thư - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ân Phú cho biết: "Những lo lắng, bất an của các hộ dân sống quanh đập Khe Tròn là hoàn toàn có căn cứ, chúng tôi đã nhiều lần nhận được ý kiến của người dân về vấn đề này. Tuy nhiên, do ngân sách của địa phương có hạn nên chưa thể triển khai việc xây dựng hàng rào quanh đập.

Để người dân yên tâm sinh sống, sản xuất, địa phương rất mong nhận được sự quan tâm của cấp trên và sự chung tay của người dân thôn 1 trong việc xây dựng hàng rào an toàn".

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.