Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

(Baohatinh.vn) - “Khúc ruột miền Trung” năm nào cũng quặn thắt bởi những đau thương, mất mát vì lũ lụt. Trước mắt, người dân Hà Tĩnh vẫn còn muôn vàn khó khăn, nhưng họ luôn lạc quan để gây dựng lại cuộc sống sau lũ…

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Người dân tổ dân phố 2, phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh tranh thủ nắng, hong phơi lại lúa bị ngâm ẩm sau trận lũ lụt lịch sử.

Đứng dậy sau lũ dữ

Dù chẳng lạ lẫm gì với cảnh lũ lụt quê mình nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những ngày vừa qua - trận lũ lụt lịch sử “nhấn chìm” hơn 118 xã, phường, thị trấn của 11/13 huyện, thị, thành phố. Chỉ trong ít giờ đồng hồ, hơn 147 nghìn người dân phải đối mặt với sự hoang mang tột độ.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Một góc chụp Hà Tĩnh từ góc máy flycam vào ngày 21/10

Từ Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, TX Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang…, mưa xối xả, mưa nóng cả ruột gan. Con nước cứ thế lạnh lùng uy hiếp và “nuốt chửng” làng mạc, phố phường.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Những vết hằn của nước lũ vẫn còn đọng trên cây tại xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên)

Nỗi kinh hoàng ấy đi qua vừa gần trọn một tuần lễ. Dấu vết của lũ dữ vẫn còn in rõ từng lớp bùn bám trên những lớp cây cối, loang lổ vườn tược và cả những khuôn mặt mệt mỏi, thất thần của người dân.

Họ đã trở về nhà, dọn dẹp lại nhà cửa, phơi lại số lúa đã bốc mùi chua nồng vì ngâm trong nước lũ; tháo dỡ đồ đạc bị hư hỏng đem đi sửa lại… Trẻ em cũng đã đến trường, cuộc sống đang ổn định trở lại, dù không hề dễ dàng gì.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Bùn đất vùi lấp mảnh vườn ở thôn Phái Đông, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà

Bà Nguyễn Thị Huệ - thôn Phương Trứ, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) cho biết: “Nước rút, để lại cả lớp bùn nhão choẹt từ trong nhà ra ngoài vườn, phải dọn mấy ngày mới hết. Bây giờ trong nhà sạch sẽ rồi nhưng gà, vịt trôi hết, vườn rau thì bùn đất vẫn tấp đầy, tan hoang. Nhưng thôi, còn người, còn của, tôi vẫn động viên các con để cùng cố gắng”.

Trong trận lũ lụt lịch sử vừa qua, các xã Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên); Tân Lâm Hương, Tượng Sơn, Thạch Thắng, Thạch Đài (Thạch Hà); phường Đại Nài, Hà Huy Tập, Văn Yên (TP Hà Tĩnh)… là những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Có những nơi, nước dâng đến 2-3m, cô lập trong nhiều ngày.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Bà Phạm Thị Quế (thôn Phái Đông, xã Tân Lâm Hương) xếp lại mấy bì lúa sau khi được hong phơi lại.

Trở lại nhà sau những ngày di trú, bà Phạm Thị Quế (thôn Phái Đông, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) đã gần như mất trắng 100 con gà, 100 con vịt và toàn bộ gần 1 tấn lúa đã xốc lên mùi chua nồng vì 4 ngày trời ngập nước lũ.

Bà Quế cho biết: “Số lúa này không ăn được nữa nhưng công sức cả một mùa của mình bỏ đi sao được. Mấy hôm nhờ các chú công an, bộ đội trên huyện về làm giúp, nay toàn bộ đã khô khén và đóng lại bì rồi. Đợi trời “lặng” mưa gió, tôi sẽ gây lại đàn gà, đàn vịt chứ người nông dân biết làm gì nữa đâu”.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Người dân xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) tranh thủ lau chùi đồ đạc, cố gắng trở lại nhịp sống bình thường.

Thời tiết tiếp tục đang có những diễn biến mới. Từ chiều tối qua, hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả lũ đón đợt mưa lớn từ ngày 28 - 30/10 tới. Những khó khăn của người dân vùng lũ vẫn còn phía trước.

Chung sức, đồng lòng chiến thắng trước lũ lụt

Những ngày qua, trong khó khăn, hoạn nạn, Hà Tĩnh được đón nhận biết bao tấm lòng chia ngọt sẻ bùi, sự chung tay vào cuộc hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cá nhân. Đó là các chiến sỹ công an, bộ đội… mang theo mệnh lệnh cứu dân là trên hết, xông pha vào những vùng xung yếu nhất, nguy hiểm nhất để ứng cứu người dân khỏi vòng nước lũ.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Công an Thạch Hà giúp người dân Tân Lâm Hương sơ tán đến nơi an toàn .

Đó là những cán bộ địa phương suốt mấy ngày liền không ngủ, ăn tạm gói mì tôm, lương khô để liên tục cập nhật tình hình, linh hoạt ứng phó với mưa lũ. Hay, những người công dân bình thường sẵn sàng tình nguyện chèo thuyền vượt sông cứu người; những đoàn tình nguyện bất chấp hiểm nguy tiếp cận vùng lũ ngay những ngày khủng khiếp nhất…

Đi trong lũ dữ, tôi mới hiểu nghĩa đồng bào cao hơn hết thảy!

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Một đoàn từ thiện từ Nghệ An đã đến tận nơi phát bánh chưng, gạo cho người dân thành phố Hà Tĩnh lúc khó khăn.

Chỉ đạo từ “tổng chỉ huy” Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục “vạch lối, chỉ đường”: “Dồn sức khắc phục hậu quả mưa lũ; kịp thời hỗ trợ Nhân dân sớm ổn định cuộc sống, không để một người dân nào thiếu lương thực, nước uống, các nhu yếu phẩm cần thiết. Đồng thời xây dựng các phương án để chủ động phòng, chống bão, mưa lũ trong thời gian tới” - Công điện số 12/CĐ-PCTT, ngày 22/10/2020 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nêu rõ.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Đoàn thanh niên Viện Kiểm sát thành phố Hà Tĩnh giúp bà con phường Đại Nài phơi lại lúa

Đó không chỉ là văn bản mà là mệnh lệnh từ trái tim. Giữa lúc công tác cứu trợ đang diễn ra, một lần nữa toàn bộ lực lượng bắt tay vào dọn dẹp lại đường sá, nhà cửa; trau phơi lúa giúp dân; doanh nghiệp vào cuộc sấy cứu lúa. Ở các điểm xã, các đội nhóm, đoàn viên thanh niên tình nguyện sửa chữa miễn phí xe cộ, máy móc, ti vi, tủ lạnh… giúp Nhân dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Các cán bộ, chiến sĩ giúp người dân tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) chằng chống lại nhà cửa

Anh Nguyễn Đình Lộc - Ủy viên BTV Đoàn Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Trong ngày 24/10, gần 300 tình nguyện viên đã về giúp đỡ bà con xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên dọn vệ sinh, sắp xếp đồ đạc. Đặc biệt, 60 tình nguyện viên (kỹ thuật viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức) giúp đỡ Nhân dân thôn Mỹ Trung sửa chữa đồ điện dân dụng, xe máy, xe đạp điện bị hư hỏng do ngập nước”.

Tại TP Hà Tĩnh, sau lời kêu gọi toàn dân xuống đường làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chỉ 3 ngày (22 - 25/10), một lượng rác khổng lồ lên đến hơn 3.000 tấn cơ bản được giải quyết, phố phường được trả lại sạch sẽ, trong lành.

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Các trường vùng rốn lũ Hà Tĩnh đã đón học sinh trở lại lớp. Ảnh Thúy Ngọc

Trên các lĩnh vực cũng bắt tay ngay vào khôi phục sau lũ. Ngành giao thông tăng ca “vá” đường, khắc phục hệ thống giao thông, thủy lợi; ngành nông nghiệp lo công tác phòng trừ sâu bệnh trên vật nuôi, sẵn sàng giống để “lấp” thời vụ; ngành công thương giữ ổn định thị trường…

Người dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng vượt qua lũ dữ

Giá thịt lợn tại chợ Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) đã ổn định chỉ sau vài ngày sau lũ

Về nhiệm vụ trước mắt, Hà Tĩnh tập trung lo sinh kế cho người dân. Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục là đầu mối tiếp nhận, điều tiết nguồn hỗ trợ về cho các địa phương. Theo đó, bên cạnh cứu đói, Ủy ban MTTQ sẽ tham mưu tỉnh tập trung nguồn lực hỗ trợ làm nhà ở, sinh kế để bà con gây dựng lại sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài.

Tính đến 17h ngày 26/10, tổng số tiền và hàng hóa quy ra tiền đã ủng hộ và đăng ký ủng hộ trên toàn tỉnh là 74,092 tỷ đồng của 1.105 tổ chức, cá nhân (tiền mặt là 42,586 tỷ đồng; hàng hóa quy ra tiền: 31,506 tỷ đồng).

Trong đó: ủng hộ và đăng ký ủng hộ thông qua Ban Cứu trợ tỉnh là 30,951 tỷ đồng của 107 tổ chức, cá nhân; ủng hộ thông qua Ban cứu trợ huyện, xã là 43,141 tỷ đồng của 998 tổ chức, cá nhân.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.