Người nhập cư có thể nhanh chóng trở thành công dân Mỹ nếu nhập ngũ

Quân đội Mỹ đang hỗ trợ mở đường cho người nhập cư hợp pháp trở thành công dân xứ sở cờ hoa nếu họ nhập ngũ.

Người nhập cư có thể nhanh chóng trở thành công dân Mỹ nếu nhập ngũ

Trong ảnh chụp ngày 26/4 là nhóm các binh sĩ là người nhập cư hoàn thành huấn luyện cơ bản trong quân đội Mỹ và tuyên thệ trở thành công dân. Ảnh: AP

Hãng thông tấn AP (Mỹ) ngày 11/6 đưa tin, Lục quân và Không quân Mỹ đã đẩy mạnh quảng bá để thu hút người dân nhập ngũ trong bối cảnh thiếu tân binh. Hai lực lượng này đã áp dụng nhiều biện pháp như dùng ấn phẩm quảng cáo, mạng xã hội…

Esmita Spudes Bidari, một cô gái người nhập cư gốc Nepal đã rất bất ngờ khi được trung sĩ Kalden Lama liên hệ qua nhóm trên Facebook chuyên giúp đỡ người Nepal tại Mỹ kết nối với nhau. Bidari kể lại: “Anh ấy cũng ở trong nhóm và đã nói với tôi về quân đội”.

Esmita Spudes Bidari sau đó trở thành một trong số ngày càng đông người nhập cư hợp pháp gia nhập quân đội Mỹ và sẽ tham gia huấn luyện cơ bản vào tháng 8 tới.

Quân đội Mỹ đã đạt thành công trong việc tuyển người nhập cư hợp pháp, đặt biệt là những trường hợp đang tìm kiếm việc làm, giáo dục và con đường nhanh chóng trở thành công dân Mỹ.

Cả lực lượng Lục quân, Không quân đều thông báo rằng họ sẽ không đạt chỉ tiêu tuyển dụng trong năm nay. Hải quân Mỹ dự đoán sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Duy nhất lực lượng thủy quân lục chiến đang trong tốc độ đạt được đủ chỉ tiêu. Việc thu hút thêm người nhập cư tuy không thể mang lại số lượng lớn nhưng mức tăng nhỏ cũng góp phần hỗ trợ.

Các lãnh đạo trong quân đội Mỹ cho biết thanh niên nước này không mấy quen thuộc với quân đội và muốn tránh rủi ro về thương vong khi gia nhập quân ngũ. Ngoài ra, chỉ có 20% đáp ứng được yêu cầu về thể chất, tinh thần và đặc tính để nhập ngũ.

Khó khăn lớn nhất đối với quân đội Mỹ trong việc tuyển dụng người nhập cư là tìm cách tiếp cận họ và giúp những người quan tâm thực hiện các văn bản và quy trình ứng tuyền phức tạp. Các nhà tuyển dụng của quân đội đã sử dụng mạng xã hội, video ngắn với nhiều thứ tiếng… để tiếp cận họ.

Vào tháng 11/2022, Lục quân Mỹ tái thiết lập chương trình tạo điều kiện để người cư trú dài hạn hợp pháp được đăng ký nhập tịch nhanh chóng sau khi hoàn thành huấn luyện cơ bản.

Không quân Mỹ đã triển khai động thái tương tự từ năm nay và nhóm 14 người đầu tiên hoàn thành huấn luyện cơ bản đã tuyên thệ công dân vào tháng 4. Họ là người gốc Cameroon, Jamaica, Kenya, Philippines, Nga và Nam Phi. Tính đến giữa tháng 5, có 100 người đã hoàn thành huấn luyện cơ bản và bắt đầu quá trình xin nhập tịch. Trong số này có 40 người đã hoàn thành quá trình.

Tướng Không quân Ed Thomas cho biết lực lượng này phải thay đổi chính sách để phối hợp với Cơ quan Nhập tịch Và Di trú Mỹ đồng thời tiến hành quá trình thẩm định kỹ càng để đảm bảo những trường hợp này không đem đến rủi ro an ninh.

Trong nửa đầu tài khóa năm nay, có gần 2.900 người nhập cư đã nhập ngũ. Đông nhất là người gốc Jamaica với 384 trường hợp, sau đó là Mexico, Philippines và Haiti…

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.
Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.