Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Bằng tình yêu và tâm huyết với nghề, Đỗ Ngọc Sáng - thợ chính cơ sở bánh Tâm Anh bakery thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã làm ra sản phẩm bánh vừng thơm ngon vừa được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Đỗ Ngọc Sáng (SN 1986), sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Từng là cán bộ ngân hàng, nhưng do tình yêu với quê vợ ở Hà Tĩnh và đam mê đối với các loại bánh ngọt nên anh đã cùng anh vợ mở cơ sở bánh Tâm Anh bakery và cho ra đời nhiều loại bánh thơm ngon, chất lượng. Đặc biệt, cách đây hơn 1 năm, anh và đồng nghiệp đã sáng chế ra loại bánh vừng Tâm Anh - một sản phẩm mang đậm hồn quê Lộc Hà, chủ yếu sử dụng chất liệu hiện có ở địa phương, vừa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Do đặc thù công việc nên hằng ngày, Sáng và các đồng nghiệp phải đeo tạp dề, mặt mũi bịt khẩu trang, đầu tóc gọn gàng, đeo găng liên tục để đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi sản xuất. Anh cũng thường xuyên phải tiếp xúc, cân đong, đo đếm các loại nguyên liệu như: bột gạo, vừng hạt, đường trắng, trứng gà cùng nhiều loại gia vị khác.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Để có những mẻ bánh vừng thơm ngon, từ 7h sáng, anh cùng các công nhân đã bắt tay vào công việc. Mỗi người tham gia một phần việc, nhưng anh là người chỉ đạo, quán xuyến chung. Như thường lệ, sau khi mặc bảo hộ, việc làm đầu tiên của các người thợ là tách riêng lòng đỏ và lòng trắng 150 quả trứng gà (chỉ lấy lòng trắng làm bánh) để phục vụ cho mẻ bánh đầu ngày.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Để làm 1 mẻ bánh vừng khoảng 32 khay (tương đương 30 hộp sản phẩm), Sáng và 3 công nhân phải chuẩn bị 6 kg bột gạo xay mịn, đãi kỹ và 5 kg hạt vừng được tuyển lựa kỹ, đảm bảo hạt to đều, mẩy làm nguyên liệu chính trong sản xuất bánh vừng. Đây đều là những loại nguyên liệu được sản xuất trên đồng đất ở Lộc Hà.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Đỗ Ngọc Sáng “bật mí”: “Để sản phẩm bánh vừng Tâm Anh được công nhận sản phẩm OCOP, chúng tôi phải sử dụng các loại nguyên liệu có tại địa phương, đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công thức chế biến do mấy anh em chúng tôi sáng chế, dựa trên tinh thần học hỏi của bản thân, niềm đam mê với nghề và trách nhiệm với người tiêu dùng”.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Sau khi chuẩn bị xong, tất cả các loại nguyên liệu được cho vào máy trộn đều trong vòng 20 phút theo thứ tự từ lòng trắng trứng gà, nước suối tinh khiết, bột gạo, vừng và các loại gia vị khác. Đây được xem là công đoạn “bí mật nhà nghề”, khó nhất trong quy trình sản xuất bánh vừng Tâm Anh nên yêu cầu phải chính xác tuyệt đối, làm tỷ mẫn, khéo léo, tuyệt đối không để vón cục.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Vì là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm nên Sáng phải thường xuyên nhắc nhở anh em, bản thân trực tiếp kiểm tra độ dẻo, độ mịn, độ đều của hồ trước khi đổ bánh. Nếu chưa đều, vón cục, quá lỏng, quá sệt... thì phải cho vào máy khuấy làm lại, thậm chí phải đổ bỏ.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Khâu ra bột thành khuôn bánh phải làm thủ công, nhưng do những người thợ lành nghề này đã tập luyện nhiều, quen tay, quen việc nên bánh được ra khá tròn, đều, đẹp, thẳng hàng, trọng lượng gần như tương đương nhau. Bình quân mỗi khay gang có đáy chống dính từ 30 - 35 bánh.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Bánh ra khay xong sẽ được cho lên giá (mỗi giá 17 khay) để đưa vào lò nướng. Việc điều chỉnh thông số thời gian, nhiệt độ của lò cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến độ chín, độ giòn, hương vị sản phẩm. Để có được những thông số chuẩn này thì những người thợ đã phải mất nhiều thời gian mày mò, thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Sau 30 phút trong lò nướng, những tấm bánh vừng ra lò vàng rộm, thơm lừng, mang theo tâm huyết, trách nhiệm, sự kỳ vọng của những người thợ giỏi. Theo ước tính, bình quân mỗi mẻ bánh vừng ra lò sẽ đóng được khoảng 30 hộp, mỗi tháng làm được khoảng 2.000 hộp. Riêng trong dịp tết này thì phải làm liên tục từ sáng đến tối, sản lượng cao gấp 2 - 3 lần so với bình thường.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Ông Phan Văn Đô - chủ cơ sở bánh Tâm Anh bakery phấn khởi khoe: “Dù mới góp mặt trên thị trường chưa lâu, nhưng ngoài việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì bắt mắt, các thông tin xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng đầy đủ nên bánh vừng Tâm Anh được nhiều khách hàng lựa chọn. Với mức giá 40 ngàn đồng/hộp, loại bánh này được xem là phù hợp để phục vụ tại các hội nghị, đám cưới, công việc gia đình, trường học và cả ăn vặt hằng ngày. Năm 2020, doanh thu của sản phẩm bánh vừng Tâm Anh khoảng 900 triệu đồng”.

Người “thổi” hương vị đồng quê vào bánh vừng đạt chuẩn OCOP 3 sao

Những lúc rảnh rỗi, Sáng cũng tranh thủ ra bán hàng để giới thiệu cho khách hàng hiểu thêm về sản phẩm. Sau đó, anh lại vào tiếp tục những công việc quen thuộc của mình bằng niềm vui, sự đam mê và quyết tâm sẽ “nâng chất” để bánh vừng Tâm Anh năm sau đạt chuẩn OCOP 4 sao, mở rộng quy mô sản xuất.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Dịp nghỉ lễ, du khách từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lựa chọn khu ẩm thực mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là điểm đến khi ghé thăm Hà Tĩnh.
Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Đến Hà Tĩnh, dường như du khách đều muốn một lần được thưởng thức đặc sản Mực nhảy Vũng Áng (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) bởi độ giòn, hương vị đượm đà riêng có của nó.
Đượm đà mực Hà Tĩnh

Đượm đà mực Hà Tĩnh

Về với biển Hà Tĩnh, ngoài việc thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ mực, du khách còn có những trải nghiệm cùng các tour câu mực ở một số điểm du lịch.
Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.
Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Gần 200 hộ dân sở hữu hơn 550 gốc, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được coi là “thủ phủ” của trám đen. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.
Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Xây dựng giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đạt chuẩn OCOP 3 sao, vợ chồng anh Trương Xuân Cao - Nguyễn Thị Thủy (thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) tự tin hơn trên hành trình đưa sản phẩm ra “biển lớn”.
Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Sự độc đáo, thơm ngon từ món gà ủ muối của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Sông La (tổ dân phố 8, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo - món ăn được chế biến dân dã từ khoai khô, đậu, lạc... đã trở thành món ngon quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.
Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Mực nhảy Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngon nức tiếng nhờ hương vị đậm đà khác biệt. Để giữ được vị ngon, ngọt, giòn của những chú mực nhảy, người dân ở đây đã phải rất kỳ công.