Nhà thờ Nguyễn Đình Quả đón bằng công nhận di tích LSVH cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 14/2, UBND xã Tùng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp cùng dòng họ Nguyễn Đức tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Đình Quả.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Đức, ông tổ của dòng họ là Nguyễn Đình Quả (không rõ năm sinh, năm mất) đến sinh cơ lập nghiệp tại mảnh đất Tỉnh Thạch xưa, Tùng Lộc ngày nay từ khoảng đầu thế kỷ XVI.

Nhà thờ Nguyễn Đình Quả đón bằng công nhận di tích LSVH cấp tỉnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL và huyện Can Lộc trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Đình Quả cho đại diện dòng họ

Theo sách “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn và một số nguồn tư liệu khác, Nguyễn Đình Quả là con thứ hai của cụ Nguyễn Kế Sài (cụ Sài là con thứ hai của danh tướng Nguyễn Xí). Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Quả miệt mài khoa bảng, thông kinh sử, giỏi võ nghệ. Với hàm Chánh ngũ phẩm và đứng đầu Thái bộc tự, ông làm quan ở đất biên cương Thuận Hóa, rất được nhân dân tôn kính.

Năm 1527, vì biến cố nhà Mạc giành ngôi nhà Lê, Nguyễn Đình Quả đang làm quan ở Thuận Hóa đành phải đưa vợ con đến xã Tỉnh Thạch. Thấy đây là mảnh đất yên bình, màu mỡ nên quyết định ở lại, sau đó phát tích và phát triển dòng họ Nguyễn Đức tại đây.

Nhà thờ Nguyễn Đình Quả đón bằng công nhận di tích LSVH cấp tỉnh

Con cháu dòng họ cùng người dân địa phương rước bằng công nhận di tích về nhà thờ Nguyễn Đình Quả

Cụ Nguyễn Đình Quả là người có công lớn lập nên mảnh đất Tùng Lộc. Từ vị Thủy tổ, họ Nguyễn Đình Quả đến nay đã có gần 500 năm với 25 đời, trên 550 hộ, 2.570 nhân khẩu, 1.260 đinh định cư trên đất Tùng Lộc và nhiều địa phương khác.

Vào đầu năm Giáp Dần (1794), nhà thờ Nguyễn Đình Quả được hình thành. Nhà thờ được làm bằng gỗ lim 3 gian, chạm trỗ rất đẹp, trên lợp bằng tranh săng. Qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, hiện nay, nhà thờ được xây dựng khá hoàn chỉnh với thượng điện, trung điện, hạ điện, tắc môn, nghi môn...

Nhà thờ Nguyễn Đình Quả là một công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, là địa chỉ tâm linh được con cháu dòng họ và nhân dân địa phương lưu giữ, bảo tồn, là nơi để thờ phụng và vinh danh những đóng góp của các bậc tiên tổ cũng như các thế hệ con cháu. Ngày 10/1 âm lịch hàng năm trở thành ngày tế lễ đầu xuân của con cháu dòng họ.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.