Nhiều hộ dân Hương Khê bức xúc vì trâu, bò thả rông “quậy phá”!

(Baohatinh.vn) - Mặc dù đã có quy định pháp luật về việc xử phạt hành vi “thả rông động vật nuôi nơi công cộng” nhưng tình trạng người chăn nuôi để trâu bò phá hoại hoa màu, tài sản của người khác vẫn tái diễn ở một số vùng của Hương Khê (Hà Tĩnh).

Nhiều hộ dân Hương Khê bức xúc vì trâu, bò thả rông “quậy phá”!

2 con bò thả rông, phá hoại cây cối bị người dân thôn 6, xã Hương Đô bắt giữ ngày 26/10.

Những ngày qua, người dân thôn 6, xã Hương Đô, huyện Hương Khê rất bức xúc khi 2 đàn bò với khoảng 30 con không rõ chủ liên tục đi vào địa bàn phá hoại vườn tược, cây cối. Dù người dân nhiều lần tổ chức vây bắt, tìm chủ nhân nhưng không thành nên chỉ đành xua đuổi.

Ông Mai Xuân Bắc - Trưởng thôn 6, xã Hương Đô, chia sẻ: “2 đàn bò này thường xuyên đi “lạc” vào vườn cam của nhiều hộ dân trong thôn, làm rụng quả, gãy cành, gây ra nhiều thiệt hại. Trước đó, thôn cũng đã tổ chức vây bắt thành công 6 con bò thả rông (của 3 hộ dân khác) đã phá hoại tài sản cây cối, hoa màu của người dân trong thôn”.

Nhiều hộ dân Hương Khê bức xúc vì trâu, bò thả rông “quậy phá”!

Bò thả rông cũng phá hoại nhiều cây cối, công trình nông thôn mới.

“Theo hương ước, thôn sẽ xử phạt 200 nghìn đồng/con gia súc thả rông phá cây cối, đồng thời yêu cầu khắc phục, đền bù tài sản cho người bị thiệt hại. Dù vậy, tình trạng vi phạm vẫn tái diễn nhiều lần. Hơn nữa, trâu, bò thả rông còn phá hoại nhiều cây cối trong khuôn viên nhà văn hóa; phá hoại hàng rào xanh, cây bóng mát trên các tuyến đường…, gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương” - ông Bắc cho biết thêm.

Nhiều hộ dân Hương Khê bức xúc vì trâu, bò thả rông “quậy phá”!

Trâu bò thả rông vào phá hoại vườn cây của người dân xã Phúc Trạch, Hương Khê.

Cùng chung tâm trạng bức xúc, anh Trần Văn Châu (thôn 9, xã Phúc Trạch, Hương Khê) bày tỏ, thời gian này, có khá nhiều người thả rông trâu, bò trên các cánh đồng gần nhà tôi. Do không có người trông coi, quản lý nên không ít lần trâu, bò vào tận vườn của gia đình phá hoại cây cối. Do khó bắt giữ nên chúng tôi đành đuổi đi chứ không có biện pháp xử lý triệt để.

Thực tế cho thấy, tình trạng thả rông trâu, bò phá hoại tài sản, cản trở giao thông không chỉ diễn ra ở Hương Khê mà còn xảy ra tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh (gần đây nhất là vào cuối tháng 7/2022, lực lượng chức năng ở Nghi Xuân đã xử phạt 28 trường hợp, mỗi trường hợp từ 300.000 đồng – 500.000 đồng, do thả rông gia súc trên các tuyến giao thông). Trong khi đó, việc tổ chức bắt nhốt trâu, bò thả rông còn nhiều khó khăn do thiếu lực lượng vây bắt, thiếu người trông coi và chăm sóc trong thời gian chờ giải quyết.

Nhiều hộ dân Hương Khê bức xúc vì trâu, bò thả rông “quậy phá”!

Việc bắt nhốt, chăm sóc trâu bò trong thời gian chờ xử lý còn gặp nhiều khó khăn do thiếu lực lượng.

Đã từng phát sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự mà xuất phát từ nguyên nhân trâu, bò thả rông. Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề gia súc thả rông, bên cạnh việc tăng mức xử phạt đối với người chăn nuôi, các địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân.

Theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Đối với hành vi “Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác” sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.