Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra tại lễ hội đền Cả từ ngày 28-31/10

(Baohatinh.vn) - Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội truyền thống trên địa bàn.

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra tại lễ hội đền Cả từ ngày 28-31/10

Lễ rước cấp thủy (rước nước) tại lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười năm 2020... (Ảnh tư liệu)

Theo UBND TX Hồng Lĩnh, các hoạt động lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười được diễn ra từ ngày 28/10 đến ngày 31/10/2022 (tức 4/10 đến ngày 7/10 - Âm lịch).

Không gian chính của lễ hội sẽ được diễn ra trong khuôn viên Di tích Đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười, thuộc TDP Hầu Đền, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh.

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra tại lễ hội đền Cả từ ngày 28-31/10

Lễ hội hằng năm luôn thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và du khách thập phương tham dự (Ảnh tư liệu).

Các hoạt động chính của lễ hội gồm: hội thi gói bánh chưng dâng Thánh diễn ra sáng 28/10/2022; lễ rước nước (cấp sắc); lễ rước bộ (lễ cung rước Quan Hoàng Mười vân du) diễn ra vào ngày 29/10/2022; lễ khai hội (nghi lễ Nhà nước) diễn ra vào sáng ngày 30/10/2022; lễ Kiệu thỉnh thập vị Hoàng Tử Vương Quan, lễ tế Thánh, cúng phóng đăng và rước thả hoa đăng, đàn Mông Sơn chẩn tế, lễ hầu tạ; lễ tế dân gian sẽ được diễn ra vào ngày 31/10/2022.

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra tại lễ hội đền Cả từ ngày 28-31/10

Đoàn rước cấp thủy.

Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười năm 2022 được tổ chức nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là bảo tồn các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống trên địa bàn.

Lễ hội cũng là dịp để tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của thị xã Hồng Lĩnh sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, qua đây nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-BTV ngày 13/12/2021 của Ban Thường vụ Thị ủy Hồng Lĩnh về tăng cường lãnh đạo phát triển du lịch văn hóa, tâm linh trên địa bàn đến năm 2025.

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.