Nhìn nỗ lực xoay xở của COVAX mới thấy mỗi liều vaccine COVID-19 ở Việt Nam đáng quý nhường nào

"COVAX là một công cụ thiết yếu. Tôi cho rằng điều này là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, chương trình này đang khá chật vật hiện nay" - bà Kate Dodson, Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề y tế toàn cầu của COVAX nhận định.

Thiếu hụt nguồn cung vaccine COVID-19

COVAX là chương trình có quy mô toàn cầu, một liên minh trị giá hàng tỷ USD của các tổ chức y tế và tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, sẽ đảm bảo rằng các nước nghèo sẽ nhận được vaccine nhanh chóng.

COVAX được coi là một sáng tạo chưa có tiền lệ. Chương trình này đã đưa vaccine COVID-19 đến các quốc gia nghèo hơn nhanh hơn so với thông thường trước đây, phát triển một hệ thống bồi thường cho những người bị phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine và bảo vệ các nhà sản xuất vaccine khỏi trách nhiệm pháp lý - một chương trình đã tiết kiệm cho các quốc gia đó nhiều tháng đàm phán.

Nhưng trên thực tế, COVAX đã phải vật lộn để có được vaccine. Chương trình này còn thiếu nửa tỷ liều so với mục tiêu đề ra. Các nước nghèo khó được bảo vệ khi biến thể Delta tràn lan, trong khi nhu cầu tiêm chủng khẩn cấp của thế giới ngày càng lớn. Trong khi đó, virus lưu hành càng lâu, càng trở nên nguy hiểm hơn, ngay cả đối với những người đã được tiêm chủn ở các nước giàu có.

Nhìn nỗ lực xoay xở của COVAX mới thấy mỗi liều vaccine COVID-19 ở Việt Nam đáng quý nhường nào

COVAX được cùng điều động bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Vaccine Toàn cầu (Gavi) và Liên minh Đổi mới Sẵn sàng vì Dịch bệnh (Cepi), với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) là đối tác triển khai chính.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng nếu không có thêm hàng tỷ lần tiêm, các biến thể mới có thể tiếp tục xuất hiện, gây nguy hiểm cho tất cả các quốc gia.

Tiến sĩ Ayoade Alakija, đồng Chủ tịch Chương trình phân phối vaccine của Liên minh châu Phi nhấn mạnh: “Vì lợi ích của nhân loại, COVAX phải hoạt động”. Nhưng những khó khăn về sản xuất từ các nhà cung cấp chính của COVAX đã làm tắc nghẽn việc giao vaccine vào tháng 6 vừa qua.

Cụ thể, nhà máy của Viện Huyết thanh Ấn Độ - nhà cung cấp chính của vaccine Oxford-AstraZeneca cho Covax - đối mặt với sự thiếu hụt hàng chục triệu liều do đại dịch bùng phát trong nước. Johnson & Johnson , công ty cũng gặp khó khăn trong sản xuất, vẫn chưa cung cấp bất kỳ liều thuốc nào theo yêu cầu của COVAX.

Gần đây, một số nhà sản xuất vaccine lớn mới đồng ý cung cấp COVAX, bao gồm cả Moderna và hai công ty Trung Quốc. Bà Lily Caprani - Cố vấn cấp cao của UNICEF cho biết: "Sẽ dễ dàng mở rộng quy mô hơn nhiều khi bạn có nguồn cung ổn định và có thể dự đoán được.

Tổng số 163 triệu liều vaccine mà COVAX đã phân phối - hầu hết miễn phí cho các quốc gia nghèo hơn, phần còn lại cho các quốc gia như Canada đã trả tiền theo cách của họ - còn rất xa so với kế hoạch ban đầu là có ít nhất 640 triệu liều.

Chật vật triển khai tiêm chủng

Tháng 6/2021, các ca tử vong do COVID-19 gia tăng trên khắp châu Phi, trong khi 100 nghìn liều vaccine Pfizer-BioNTech được chuyển đến Chad. Việc chuyển giao vaccine này dường như là bằng chứng cho thấy chương trình tiêm chủng miễn dịch cho thế giới do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn (COVAX) có thể cung cấp các loại vaccine mong muốn nhất cho các quốc gia kém phát triển nhất. Tuy nhiên, 5 tuần sau, 94 nghìn liều vaccine vẫn chưa được sử dụng ở quốc gia Trung Phi này.

Gần đó, ở Cộng hòa Benin, chỉ có 267 mũi tiêm được tiêm mỗi ngày, tốc độ chậm đến mức 110 nghìn liều AstraZeneca của chương trình đã hết hạn, buộc phải tiêu huỷ. Trên khắp châu Phi, các tài liệu mật từ tháng 7 cho biết, ít nhất 9 quốc gia thuộc diện điều tra để lượng vaccine cho người nghèo có nguy cơ bị hết hạn trong mùa hè này.

Việc tích trữ vaccine là sự minh họa một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bất đình đẳng cung cấp vaccine trên thế giới. Thế nhưng, chương trình tiêm chủng miễn phí còn phải đối mặt với khó khăn: làm thế nào để đưa vaccine từ đường băng sân bay tới tay những người dân.

Bởi thực tế cho thấy rằng dù nhận được vaccine song các quốc gia nghèo lại đang gặp khó khăn trong việc bỏ kinh phí vận chuyển vaccine đến các trạm y tế, đào tạo người tiêm hoặc thuyết phục người dân tiêm thuốc.

Việc dự kiến sẽ có thêm 1,7 tỷ liều vaccine để cung cấp vào tháng 12 tới khiến các quan chức COVAX lo ngại rằng một số quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng lượng vaccine đột ngột có sẵn. Bởi một số quốc gia đã trì hoãn các công tác chuẩn bị nhận và tiêm phòng trên diện rộng sau nhiều lần đối mặt với việc giao vaccine bị kéo dài và các chuyến hàng không chắc chắn trước đó.

Theo SK&ĐS (The New York Times)

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.