"Nơi này thiêng lắm"!

(Baohatinh.vn) - Một ngày đầu năm, tôi cùng người bạn vãn cảnh một số đền, miếu ở vùng bãi ngang huyện Thạch Hà. Tầm 9h, chúng tôi bước vào Miếu Ao (xã Thạch Trị), hai bên là hàng cây xõa bóng.

Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều vẻ đẹp tự nhiên. Lúc chúng tôi đến, người vào thắp hương tương đối đông, nhiều người mang theo đồ lễ.

"Nơi này thiêng lắm"! ảnh 1

Nhiều người tìm đến các đền, chùa, miếu đầu năm chỉ với mục đích duy nhất là cầu tài, cầu lộc. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Tôi nghe rõ hai người phụ nữ đi phía sau nói chuyện hết sức tự nhiên.

- Chị mới đến đây lần đầu, nghe nói nơi này thiêng lắm!

- Thiêng lắm chị à, ở xóm em ai cũng vào đây làm lễ, xin nước thánh.

- Mà miếu này thờ ai vậy em?

- Em cũng không rõ, nhưng vào nơi ghi sớ ta hỏi có lẽ họ biết.

Nói đoạn, họ đi vào miếu để làm lễ, trên tay có cả hoa, đồ lễ và một ít bánh kẹo. Không rõ họ có vào hỏi người quản lý di tích không nhưng một trong hai người còn để tâm đến việc miếu này thờ ai, còn người kia thì mặc dầu đã đi nhiều lần nhưng vẫn không biết. Tôi cũng đã gặp, đã hỏi nhiều người khi họ đến các di tích khác. Câu trả lời cũng gần giống như lời đối thoại mà tôi vừa nghe.

Họ tìm đến các đền, chùa, miếu đầu năm chỉ với mục đích duy nhất là cầu tài, cầu lộc nhưng chẳng hiểu rõ sự tích nơi mình đang mang tấm lòng và vật phẩm đến. Chỉ nghe đồn “nơi này thiêng”, “nơi kia thiêng” là lập tức tìm đến làm lễ, xin thánh thần phù trợ mà chẳng cần biết gốc tích thần thánh đang được thờ. Tâm lý phổ biến này đã tác động không nhỏ tới việc hình thành “phong trào” đi đền, chùa chỉ để cầu an, xin lộc. Đấy là dạng tâm lý cộng đồng đang làm méo mó bản chất của lễ hội.

Nhiều người gọi đó là hiện tượng “mù quáng tâm linh”, dẫn đến sự biến tướng trong các lễ hội, thể hiện qua việc mang thịt và vàng mã lên chùa, bỏ tiền lẻ vào tay Phật, thắp hương vô tội vạ, tăng giá, chen lấn, đánh đập, gây gổ để giành cho được phần lộc thánh… mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin.

Đọc thêm

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
Mua hàng theo thần tượng

Mua hàng theo thần tượng

Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Không khó để tìm mua các loại thuốc diệt chuột tại các địa phương ở Hà Tĩnh và dễ nhận thấy là nhiều loại không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Đầu đường vào thôn Đông Hà 2 cũng là khu vực đặt cổng chào của giáo xứ Lộc Thủy (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang thành nơi tập kết rác.
Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.