Nơm nớp... qua cầu!

(Baohatinh.vn) - Mới chỉ đầu mùa lũ 2017 nhưng 5 chiếc cầu dân sinh ở xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) đã bị chia cắt tới 2 lần do ngập nước. Không chỉ bị chia cắt, những chiếc cầu không có lan can che chắn này đang xuống cấp trầm trọng, trở thành mối nguy hiểm đe dọa tính mạng người dân.

nom nop qua cau

Cầu Rào (thôn Lạc Trung) vừa bị sạt lở trong đợt áp thấp nhiệt đới tháng 10 vừa qua

Bắc qua sông Rào Trổ, cầu Khe Tắt nối liền giao thông các thôn trên địa bàn xã Kỳ Lạc. Tuy nhiên, do xây dựng đã lâu (từ năm 1998), hiện nay, cầu Khe Tắt đang xuống cấp nghiêm trọng. Cây cầu đã từng 2 lần bị nước lũ cuốn trôi trong trận lũ tháng 10/2016. Để khắc phục tình trạng trên, chính quyền địa phương đã thuê máy cẩu kéo lên và gắn lại cầu.

Anh Nguyễn Văn Đô - người dân thôn Lạc Thắng chia sẻ: “Bên kia cầu là hơn 400 hộ dân của 2 thôn Lạc Thanh và Lạc Thắng. Cầu khắc phục tạm bợ nên mỗi lần qua cầu, chúng tôi đều nơm nớp lo sợ. Tuy nhiên, ngày nào chúng tôi cũng phải đi trên chiếc cầu này”.

Theo quan sát của phóng viên, cầu Khe Tắt chỉ rộng chừng 2,5m và dài khoảng 70m. Tuy nhiên, hai bên cầu không có lan can che chắn. Ở điểm giữa và điểm cuối cầu xuất hiện những vết nứt dài, trông rất nguy hiểm. Theo người dân phản ánh, chưa từng có thiệt hại về người nhưng tình trạng phương tiện tham gia giao thông bị rơi khỏi cầu thì đã xảy ra nhiều lần, nhất là xe đạp của học sinh.

nom nop qua cau

Cầu Khe Tắt đã từng 2 lần bị lũ cuốn trôi trong năm 2016, vẫn chưa có lan can bảo vệ.

Không chỉ cầu Khe Tắt, trên địa bàn xã Kỳ Lạc hiện có 5 chiếc cầu tạm được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp trầm trọng. Cả 5 chiếc cầu đều không có lan can bảo vệ. Tại cầu Rào (thôn Lạc Trung) - bị sạt lở do trận mưa sau áp thấp nhiệt đới đầu tháng 10 vừa qua, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng xuống cấp trầm trọng của cây cầu. Dưới chân trụ cầu, nước lũ đã “ăn mòn” các khối bê tông, tạo thành những kẽ hở rộng hoác. Ông Nguyễn Thái Toàn - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc cho biết: “Để khắc phục điểm sạt lở dưới chân cầu, xã đã thuê máy múc về kè lại. Bên dưới được đổ bê tông, còn bên trên đổ đá chắn. Chúng tôi cũng dùng lưới sắt để cố định đá. Đây chỉ là giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo lưu thông cho người dân. Về lâu dài, xã vẫn chưa có nguồn lực để làm lại cầu”.

Đi trên những chiếc cầu tạm đã xuống cấp, chúng tôi càng thấu hiểu những thấp thỏm, lo âu của người dân nơi đây. Thiết nghĩ, để đảm bảo an toàn cho người dân mỗi khi qua cầu, vấn đề nâng cấp, tu sửa hoặc xây mới cầu dân sinh ở xã Kỳ Lạc là rất cấp thiết. Có cầu vững chắc, an toàn, người dân mới yên tâm để phát triển kinh tế, học sinh đi học không còn sợ hãi.

“Nguồn lực để tu sửa hoặc xây mới cầu là rất lớn, địa phương mong muốn các ban, ngành quan tâm, xem xét bố trí các nguồn vốn để đầu tư sửa chữa hoặc xây dựng mới, phục vụ việc đi lại của người dân, góp phần phát triển KT-XH” - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc Nguyễn Thái Toàn cho hay.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.