Nông dân Hà Tĩnh dạy nhau trồng rừng, làm giàu từ cây lâm nghiệp

(Baohatinh.vn) - Qua 8 năm triển khai trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), "Dự án Thêm cây" đã thúc đẩy các mô hình nông dân sản xuất lâm nghiệp để đảm bảo thu nhập, sử dụng đất bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông dân Hà Tĩnh dạy nhau trồng rừng, làm giàu từ cây lâm nghiệp

Qua Dự án Thêm cây, người nông dân Hà Tĩnh trồng rừng khoa học, hiệu quả hơn.

“Thêm cây” là dự án cải thiện sinh kế và thích ứng khí hậu dựa vào sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam do Tổ chức Khuyến lâm Đan Mạch(DFE) tài trợ. Tại Hà Tĩnh, dự án đã được triển khai qua 2 giai đoạn (2010 – 2013 và 2014 – 2019) ở huyện Hương Sơn.

Điều đặc biệt của dự án này là mục tiêu được thực hiện chủ yếu thông qua việc xây dựng nguồn nhân lực nòng cốt ngay tại địa phương. Tức là, dự án lựa chọn những nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật rồi sau đó trở thành giảng viên truyền kinh nghiệm cho những nông dân khác.

Chương trình "nông dân dạy nông dân" nhanh chóng phát huy hiệu quả nhờ sự đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tập trung vào thực hành, "cầm tay chỉ việc".

Nông dân Hà Tĩnh dạy nhau trồng rừng, làm giàu từ cây lâm nghiệp

HTX Nông - lâm nghiệp và dịch vụ môi trường Sơn Hàm ngày càng mở rộng quy mô, đến nay có thể cung ứng cây giống chất lượng cho nông dân trong tỉnh.

Bên cạnh đó, các nhóm sản xuất tham gia dự án được xây dựng dựa trên sở thích, năng lực của nông dân, được phân chia hoạt động khép kín từ khâu sản xuất giống đến trồng, chăm sóc và thu hoạch. Tính đến nay, dự án đã thành lập được 58 nhóm nông dân trồng rừng và mạng lưới nông dân trồng rừng với 1.800 hộ tham gia; có 3.000 ha rừng được áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc làm tăng năng suất, tăng thu nhập.

Ông Lê Ngọc Trung - Giám đốc HTX Nông - lâm nghiệp và dịch vụ môi trường Sơn Hàm (xã Sơn Hàm), chia sẻ, các thành viên cùng nhóm sở thích đã thành lập HTX để hoạt động chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn. Hiện tại, doanh thu HTX hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng.

Ông Trung cũng tâm sự, với mỗi ha đất lâm nghiệp trước đây, nếu trồng cây keo, sau 5 năm chăm sóc chỉ thu về khoảng 30 - 40 triệu đồng, nhưng hiện tại, với "Dự án Thêm cây", mỗi ha có thể cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Nông dân Hà Tĩnh dạy nhau trồng rừng, làm giàu từ cây lâm nghiệp

Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt, những chuyển biến của Thêm cây đem lại còn có ý nghĩa tích cực trong phát triển bền vững, làm thay đổi được nhận thức và hành động của người dân.

Mới đây, Ban quản lý Dự án Thêm cây đã tổ chức chương trình Hội thảo kết nối sản phẩm gỗ rừng trồng. Kết quả ban đầu giúp người dân vùng dự án và Công ty CP Gỗ MDF Thanh Thành Đạt (Vũ Quang) đạt được những thỏa thuận hợp tác sản xuất, kinh doanh. Trong đó, phía doanh nghiệp cam kết thu mua 100% sản phẩm gỗ rừng trồng với giá cả sản phẩm có lợi cho bà con nông dân.

Ông Trần Văn Quế - cán bộ điều phối Dự án Thêm cây cho biết, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt, những chuyển biến của dự án đem lại còn có ý nghĩa tích cực trong phát triển rừng bền vững, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đồng thời, làm thay đổi được nhận thức và hành động của người dân, tính cộng đồng trong dân cư được gắn kết hơn, góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, sạt lở.

"Hiện tại, chúng tôi đang cùng người nông dân nỗ lực xây dựng rừng trồng vùng dự án đạt các chứng chỉ rừng (do tổ chức nước ngoài công nhận) nhằm hướng tới mục tiêu có thể xuất khẩu gỗ để nâng cao lợi nhuận trong tương lai" - ông Quế nói thêm.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...