Nông nghiệp

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân
Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân
Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Tuy nắng nóng đang trong giai đoạn đầu mùa, nhưng những ngày qua, tại Hà Tĩnh, nhiệt độ vào ban ngày có thời điểm đã lên đến 38 độ C. Đây cũng là lúc người nông dân bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa xuân.

Ông Phan Văn Mỉa (thôn Yên Thành, xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: “Lúa mùa này ít sâu bệnh, năng suất vượt trội hẳn so với những vụ trước nên bà con ai cũng phấn khởi. Mùa này, gia đình sản xuất gần 1 mẫu, ruộng nào ruộng nấy trĩu bông, thời điểm này mọi người đang tranh thủ thu hoạch diện tích bị đổ ngã do trận lốc xảy ra mấy ngày trước".

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Theo ông Mỉa, máy gặt đập liên hợp cũng có thể thu hoạch số lúa đổ ngã, nhưng việc bị rơi vãi, sót trên ruộng là không tránh khỏi. Bởi vậy, vợ chồng ông tranh thủ thời điểm cuối chiều gặt tay 2 sào bị đổ để có thể thu gom được hết. Khoảng thời gian này trời mát cộng với gió nên gặt không cảm thấy mệt.

Để tránh nắng, người dân Hà Tĩnh đã tranh thủ “giờ vàng” lúc sáng sớm, chiều muộn để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân. Nhờ cơ giới hóa, mỗi sào hiện chỉ gặt và tuốt trong khoảng 10 phút, sau đó người dân chỉ việc chở thóc về nhà.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Trên những cánh đồng vàng óng, thơm nồng hương lúa chín, người dân và chủ máy đang cần mẫn thu hoạch. Vụ mùa năm nay, bà con nông dân xã Nam Phúc Thăng rất phấn khởi, bởi năng suất cao hơn những năm trước. Những giống lúa được trồng ít sâu bệnh, trung bình mỗi sào thu hoạch được hơn 3,5 - 4 tạ.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Bà Phan Thị Nguyệt (bên phải) ở thôn Nam Yên (xã Nam Phúc Thăng) chia sẻ: “Gia đình tôi làm 1,5 mẫu, dự kiến cuối vụ thu được khoảng gần 6 tấn. Không chỉ được mùa, giá lúa năm nay cũng cao hơn mọi năm, hiện tại thương lái đang thu mua 700 nghìn đồng/tạ, cao hơn năm ngoái 50 nghìn đồng/tạ”.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Mặt trời dần xuống núi, cũng là khoảng thời gian người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Mỗi người mỗi việc, ai cũng muốn hoàn thành công việc sớm để được về nhà nghỉ ngơi.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nhờ áp dụng máy móc vào sản xuất nên việc thu hoạch lúa của người dân đã bớt vất vả, tiết kiệm thời gian và sức khỏe.

Sau khi thu hoạch lúa, trên những cánh đồng, người dân lại tất tả gom rơm, vừa để làm thức ăn khô cung cấp cho gia súc, vừa là cách vệ sinh đồng ruộng hiệu quả.

Theo bà con nông dân, sau vụ lúa xuân là mùa thu rơm lớn nhất trong năm. Không chỉ số lượng nhiều mà rơm có nắng phơi khô, vàng óng nên cất giữ được lâu và thức ăn khô tốt hơn cho trâu, bò.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Bà Nguyễn Thị Thi (thôn Yên Thành, xã Nam Phúc Thăng) cho biết: “Gia đình tôi làm hơn 1 mẫu lúa, hiện mới gặt được 4 sào, số còn lại khoảng 1 tuần nữa mới thu hoạch hết. Tranh thủ thời tiết cuối ngày mát mẻ, tôi thu gom rơm về nhà để làm thức ăn cho trâu, bò và để tủ cho cây cối trong vườn”.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Tháng 5, mùa vụ thúc lưng, bà con nông dân vừa phải dồn sức thu hoạch lúa để tránh những trận mưa bất ngờ cuối ngày, vừa phải chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Thu rơm xong, người dân sẽ tiến hành cắt cỏ, dọn bờ, cắt hết lúa thừa sót lại để tránh lẫn giống vụ sau. Đây là bước đệm rất quan trọng để chuẩn bị sản xuất hè thu.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Để tránh nắng, ngoài chọn thời điểm cuối chiều, người dân còn tranh thủ lúc đêm xuống để thu hoạch lúa. Trời tắt nắng, bóng tối đã bao phủ nhưng trên những cánh đồng lúa đang chín rộ ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên), không khí thu hoạch vẫn nhộn nhịp, khẩn trương và có phần sôi động hơn ban ngày.

Khoảng 19h, cánh đồng ở thôn Thanh Mỹ (xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) vẫn rầm rì tiếng máy.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Phía trên bờ, mỗi gia đình cử 4 - 5 người chuẩn bị sẵn bao tải đựng lúa, xe kéo. Nếu như trước đây, chuyện gặt lúa đêm hiếm gặp, thì nay, công việc này đã phổ biến hơn nhờ có sự hỗ trợ từ máy móc. Người dân tiết kiệm được thời gian, công sức, năng suất, tiến độ cũng đảm bảo. Lúa gặt đến đâu sẽ được đóng bao tải chở về nhà, chờ phơi nắng.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Anh Nguyễn Văn Tuấn (thôn Thanh Mỹ, xã Cẩm Quan) cho biết: “Gia đình làm hơn 1 mẫu, mấy hôm nay thời tiết nóng nực nên tôi đã cùng người dân trong thôn thuê máy thu hoạch lúa vào ban đêm. Làm buổi đêm tuy cũng có chút cập rập, đi lại khó khăn, song đỡ vất vả hơn ban ngày”.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Ông Trần Văn Minh (chủ máy gặt lúa) cho biết: “Mỗi đêm tôi cùng hai lao động khác gặt được khoảng 30 sào cho người dân. Buổi ngày mà phơi mình giữa nắng thì cực cho chủ máy lẫn nông dân, gặt buổi đêm thế này dễ chịu hơn. Vụ này, bà con ở đây thường thuê máy gặt đêm, ngoài việc để tránh nắng, thì họ còn dành thời gian phơi lúa, hoặc đi làm việc khác vào ban ngày”.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Cũng theo ông Minh, công việc của ông bắt đầu từ 7 giờ tối và đến khoảng 23 giờ. Trung bình mỗi đêm, ông thu hoạch được khoảng 30 sào lúa cho bà con nông dân.

Tiếng máy gặt đập liên hợp rộn ràng hòa lẫn tiếng cười nói, chuyện trò của bà con nông dân khiến cánh đồng ngày mùa vào ban đêm trở nên khác lạ.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Chị Nguyễn Thị Vân (thôn Thanh Sơn, xã Cẩm Quan) cho hay: “Khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ, chứ đến trưa hoặc vào đầu giờ chiều thì không ai dám ra đồng. Ngay cả chủ máy gặt cũng muốn nhận gặt vào thời điểm này để tránh nắng...”.

Nông dân Hà Tĩnh “trốn nắng” thu hoạch lúa xuân

Ông Trần Văn Quang (thôn Tiến Hưng, xã Nam Phúc Thăng) chia sẻ: “Với nông dân chúng tôi, chỉ khi hạt thóc đã về nhà mới thở phào nhẹ nhõm. Thời tiết bây giờ mưa nắng thất thường nên tranh thủ máy xuống đồng, nhà nào cũng mang bao đứng đợi đầu bờ, bất kể thâu đêm”.

Với không khí thu hoạch khẩn trương, bất kể ngày đêm đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, giúp nông dân có nhiều thời gian chuẩn bị cho sản xuất vụ mới, đảm bảo được khung thời vụ.

ảnh: văn chung - thanh hải

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.