Lộc Hà chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch

(Baohatinh.vn) - Nông dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn để cho ra sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn.

Lộc Hà chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch

Lãnh đạo huyện Lộc Hà kiểm tra mô hình liên kết nuôi lợn hữu cơ đầu tiên trên địa bàn của chị Nguyễn Thị Thoa (ở xã Thịnh Lộc) vào tháng 2/2023.

Chị Nguyễn Thị Thoa ở thôn Hồng Thịnh (xã Thịnh Lộc) là người đầu tiên ở Lộc Hà xây dựng mô hình liên kết với Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm nuôi lợn hữu cơ. Lứa nuôi đầu, chị Thoa thả 2 lợn nái và 20 con lợn thịt. Được sự hướng dẫn của Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà, sự đồng hành của doanh nghiệp nên sau gần 5 tháng thả giống, chị Thoa đã xuất bán lứa lợn thịt đầu tiên với tổng trọng lượng 1.520kg (bình quân 76kg/con), lợi nhuận gần 10 triệu đồng (500 nghìn đồng/con).

Chị Nguyễn Thị Thoa chia sẻ: “Qua lứa đầu cho thấy những tín hiệu khả quan, lợn thịt được người tiêu dùng săn đón, rủi ro chăn nuôi được hạn chế, tận dụng được ngày công nhàn rỗi. 2 con lợn nái đã đẻ lứa đầu được 20 con (cách đây 10 ngày). Chúng đang được chăm sóc cẩn thận để gia đình phát triển đàn lợn thương phẩm. Nếu chủ động về giống, biết tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, làm chủ quy trình và kỹ thuật... thì những lứa nuôi sau có thể đạt lợi nhuận 900 ngàn – 1 triệu đồng/con”.

Lộc Hà chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch

Mô hình liên kết nuôi lợn “sạch” của bà Nguyễn Thị Chiến ở xã Thạch Mỹ.

Với mục tiêu nhân rộng các mô hình nuôi lợn hữu cơ có áp dụng biện pháp an toàn sinh học, cách đây hơn nửa tháng, bà Nguyễn Thị Chiến ở thôn Hữu Ninh (xã Thạch Mỹ) đã đầu tư nuôi 2 con lợn nái và 20 con lợn thịt. Đàn lợn đang phát triển tốt, được nuôi theo hướng không thuốc kháng sinh, không chất tạo nạc, không chất bảo quản, không chất tăng trọng, chú trọng bảo vệ môi trường và luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Lộc Hà, chính quyền địa phương, doanh nghiệp Quế Lâm.

Từ những tín hiệu khả quan của các hộ nuôi trước cũng như kỳ vọng về hướng nuôi mới, ông Phan Trọng Hạnh ở thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ) đã mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng để liên kết nuôi lợn hữu cơ với Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm, quy mô 5 nái và 40 lợn thịt/lứa. Hai bên đã ký hợp đồng liên kết, ngành NN&PTNT cùng chính quyền địa phương đang tạo điều kiện tối đa để cuối tháng 11 này có thể thả giống.

Lộc Hà chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch

Mô hình nuôi lươn không bùn, xử lý nước tuần hoàn của anh Đặng Quang Thành ở xã Ích Hậu.

Với mục tiêu phát triển sản xuất bền vững, tăng lợi nhuận, giảm rủi ro, có sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng, đầu tháng 3/2023, anh Đặng Quang Thanh (thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu) đã đầu tư 800 triệu đồng xây 14 bể xi măng (rộng 10 – 15 m2/bể) trong nhà để nuôi thí điểm 1 vạn con lươn trong môi trường không bùn, nước được xử lý theo môi trường tuần hoàn.

Nhờ chăm sóc tốt, được hỗ trợ KHKT và kinh nghiệm nên sau 8 tháng nuôi anh Thanh đã bắt đầu xuất bán với trọng lượng 4 - 5 con/kg. Lứa này, anh Thanh thu được hơn 10,5 tấn lươn thương phẩm, lợi nhuận 198 triệu đồng. Nhờ phát huy hiệu quả nên nhiều nông dân trên địa bàn đang đến tham quan, học hỏi để nhân rộng.

Lộc Hà chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch

Dưa hấu hữu cơ của người dân Nam Sơn (xã Thịnh Lộc) được đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả kinh kế, an toàn thực phẩm và môi trường (Ảnh chụp tháng 7/2023).

Hiện nay, các địa phương đang ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với chế biến nông sản, bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người nông dân. Các mô hình này bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá, chống chịu tốt với dịch bệnh, giảm chi phí nuôi, trồng và cho sản phẩm chất lượng nên đang ngày càng được mở rộng về quy mô, nhân rộng về số lượng.

Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hướng tới sản phẩm sạch như: nuôi cua biển 2 giai đoạn tại xã Mai Phụ với quy mô 1 ha ao đất và 1.000 hộp nuôi trong nhà với số lượng giống thả 10.000 con/lứa; trồng dưa hấu và khoai lang hữu cơ tại thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc với quy mô 0,7 ha/4 hộ dân; sản xuất thử các giống lúa mới vụ xuân năm 2023 (Long Hương 8117, CT 6217, Hana 318, BG6) tại xã Hồng Lộc và Ích Hậu...

Lộc Hà chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm sạch

Nuôi cua biển công nghệ cao trong nhà của anh Nguyễn Văn Quang ở xã Mai Phụ (Ảnh tư liệu).

Ông Nguyễn Đình Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn để cho sản phẩm sạch là một trong những điểm nhấn quan trọng trong đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lộc Hà giai đoạn 2022 – 2025.

Vì vậy, các cấp, ngành đã tập trung vào cuộc, cụ thể hóa qua từng mô hình để ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, có tính liên kết cao, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tận dụng tối đa các tiềm năng lợi và lợi thế”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.