Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Trước những thực trạng về sản xuất nông nghiệp can thiệp thô bạo vào môi trường như hiện nay, người dân ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc (Hà Tĩnh) bày tỏ mong muốn được tiếp cận kiến thức, phương pháp mới để chuyển đổi tư duy, hướng đến sản xuất hữu cơ, tuần hoàn.

Ngày 10/2, UBND huyện các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế) tổ chức buổi tọa đàm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ với sự tham gia của 747 cán bộ, hội viên phụ nữ là chủ mô hình sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn 2 huyện.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Tại Cẩm Xuyên, buổi toạ đàm thu hút 300 cán bộ, hội viên phụ nữ là chủ mô hình sản xuất, chăn nuôi. Các đại biểu đã được xem các phóng sự đề cập đến những bất cập trong quy trình sản xuất nông nghiệp như: sản xuất thực phẩm bẩn, tình trạng sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật; khai thác thô bạo và thiếu bảo vệ tài nguyên đất, nước...

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Đại biểu cũng được nghe Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm Nguyễn Hồng Lam chia sẻ những kinh nghiệm, thành quả về sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm. Doanh nghiệp cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ bà con nông dân để mở rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn tại địa phương, cùng lan tỏa và thay đổi ý thức làm nông nghiệp sạch, an toàn.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Tại toạ đàm, các hội viên phụ nữ huyện Cẩm Xuyên đưa ra một số kiến nghị, bày tỏ mong muốn được doanh nghiệp và các cơ quan chuyên môn hỗ trợ kiến thức, quy trình kỹ thuật, sử dụng các phân bón vi sinh phù hợp để thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đặc biệt là sản xuất sạch theo hướng hữu cơ, tuần hoàn... Trong ảnh: Chị Trần Thị Hồng - chủ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp ở xã Cẩm Mỹ mong muốn doanh nghiệp Quế Lâm hướng dẫn quy trình cải tạo đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình nhấn mạnh: Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là xu thế tất yếu. Thông qua buổi toạ đàm, Hội LHPN huyện cần kết nối, xây dựng phát triển các mô hình kinh tế hữu cơ như: dưa chuột, mướp đắng...; ứng dụng thêm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới tại địa phương; xây dựng các chuỗi cửa hàng, nhà hàng nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Dịp này, Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Quế Lâm Nguyễn Hồng Lam đã tặng lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tư liệu về quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và gần 40kg chế phẩm sinh học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

UBND huyện Can Lộc cũng vừa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tổ chức buổi tọa đàm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho 447 cán bộ, hội viên Hội LHPN và các THT, HTX, mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ trên địa bàn toàn huyện.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã chia sẻ những lợi ích trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ; những kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Cán bộ, hội viên Hội LHPN huyện Can Lộc cũng chia sẻ một số vấn đề nảy sinh từ thực tế trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc BVTV tràn lan, tập quán canh tác can thiệp thô bạo vào môi trường... Đồng thời, bày tỏ mong muốn được hỗ trợ để tiếp cận với tiến bộ KHKT mới trong sản xuất hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn để tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện môi trường sống. Đặc biệt là được liên kết với doanh nghiệp Quế Lâm để xây dựng các mô hình thí điểm tại địa phương. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Tám (thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc) bày tỏ mong muốn doanh nghiệp Quế Lâm về địa phương hỗ trợ thành lập HTX sản xuất lúa hữu cơ.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Chị Nguyễn Thị Hiếu - Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Vĩnh Yên: Xã đang thí điểm sản xuất 20 ha lúa hữu cơ. Mong muốn, doanh nghiệp Quế Lâm hỗ trợ đầu ra. Bên cạnh đó, công ty nên mở các đại lý bán các chế phẩm sinh học để người dân địa phương có điều kiện được sử dụng.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Thay mặt công ty CP Tập đoàn Quế Lâm, ông Nguyễn Hồng Lam cũng đã giải đáp những câu hỏi của hội viên, đồng thời cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ với các hội viên trong việc thực hiện nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn tại địa phương.

Đề nghị mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Cẩm Xuyên, Can Lộc

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Đặng Trần Phong nhấn mạnh: Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sạch, huyện mong muốn được doanh nghiệp Quế Lâm hỗ trợ để xây dựng chuỗi mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bao gồm sản xuất lúa hữu cơ, chăn nuôi lợn hữu cơ, trồng cây ăn quả hữu cơ. Đề nghị các ngành chức năng huyện tổng hợp những kiến nghị của các cá nhân có nhu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ để có định hướng, hỗ trợ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.