Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Không phải đến năm 2009, thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 491-QĐ/TTg, Hà Tĩnh mới bắt đầu xây dựng NTM. Mà trước đó 8 năm, NTM đã được Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh đưa vào Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 12/6/2001 về “Tiếp tục lãnh đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tập trung xây dựng NTM”.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đặng Duy Báu - người đặt bút ký nghị quyết quan trọng này nhớ lại: “Khoảng năm 1999, tôi có đọc báo nói về phong trào làm làng mới ở Hàn Quốc. Lúc đó, tôi nghĩ, mình có hệ thống chính trị nên sẽ học tập được. Năm 2000, khi duyệt Đại hội Đảng bộ huyện Đức Thọ, chúng tôi đề nghị phải làm NTM vì nông thôn lạc hậu quá, đồng ruộng manh mún quá. Sau đó, tỉnh đã ban hành các tiêu chí NTM nhưng theo đặc thù từng vùng, mỗi vùng mỗi cách xây dựng NTM. Đây là những cơ sở để ra đời Nghị quyết 02-NQ/TU”.

Với quyết tâm chính trị cao, phong trào xây dựng NTM gắn với xóa nhà tranh tre dột nát phát triển mạnh. “Đến năm 2005, toàn tỉnh có 8 xã đạt chuẩn NTM. Năm 2008 rà soát lại chỉ còn công nhận 5 xã là: Thạch Châu, Thạch Kim (Lộc Hà), Tùng Ảnh, Yên Hồ (Đức Thọ), Thiên Lộc (Can Lộc)” - Bí thư Tỉnh ủy Đặng Duy Báu nhớ lại.

Là người nhiều trăn trở với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng: “Qua các thời kỳ, Hà Tĩnh rất quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với đó là giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người nông dân. Quyết tâm là vậy nhưng trên thực tế, Hà Tĩnh giai đoạn trước vẫn là tỉnh nghèo. Trong xây dựng NTM, Hà Tĩnh chưa phát huy được sức mạnh toàn dân để tạo thành cuộc cách mạng. Nông thôn khi đó vẫn chưa có đường đi lại, nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; việc tổ chức thực hiện chưa phù hợp, đặc biệt, chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất gần như không có”.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Cùng với xu thế phát triển của đất nước, những nhiệm kỳ tiếp theo, Hà Tĩnh luôn xác định “gọng kìm” phát triển kinh tế dựa trên trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 phấn đấu: Đến năm 2015, Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, với nền kinh tế phát triển cao hơn, Đảng bộ tỉnh xác định, phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, nhưng vẫn chú trọng: phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, gắn với nền nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu trên 50% số xã và 3-4 huyện đạt chuẩn NTM.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

“Phải đến khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” ra đời vào ngày 5/8/2008, cuộc cách mạng xây dựng NTM ở Hà Tĩnh mới thực sự bắt đầu và càng ngày càng đi vào chiều sâu, nhân dân vào cuộc mạnh mẽ, tạo thành sức mạnh lớn. Nhờ đó, nông thôn Hà Tĩnh mới có được diện mạo như hôm nay” - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn trao đổi.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn phân tích: “Điều quan trọng nhất của Nghị quyết Trung ương 7 là làm sáng rõ những vấn đề vô cùng quan trọng, có tính chiến lược. Nghị quyết xác định: nông dân là chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là phương tiện. Khác với nhiều tỉnh thành, Hà Tĩnh đã đau đáu nhiều năm về “tam nông” nên khi bắt gặp chủ trương đúng đắn, đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng “ý Đảng, lòng dân”.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 2): Đảng bộ Hà Tĩnh: “Giấc mơ tam nông” và quyết sách “đi đầu, bước trước”

Nghi Xuân - huyện nông thôn mới đầu tiên của Hà Tĩnh.

Từ chủ trương của Đảng, Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: hình thành bộ máy chuyên nghiệp là văn phòng điều phối chương trình MTQG; thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt, trong quá trình làm, Hà Tĩnh xác định: phải biết tổ chức nhân dân theo định hướng nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ, chứ không phải là nhà nước làm, dân vào cuộc.

Là người theo đuổi những “nấc thang” NTM từ những ngày đầu, ông Trần Huy Oánh – Chánh Văn phòng NTM tỉnh tự hào: “Trước năm 2010, nông thôn Hà Tĩnh nhếch nhác, nhiều nơi đường nhỏ, lầy lội, vườn tược còn để tình trạng cây tạp, đời sống nông dân còn khó khăn, tư tưởng lạc hậu, nhiều người còn ỷ lại vào cấp trên. Tuy nhiên, đến nay, bộ mặt nông thôn đã thực sự khởi sắc, đặc biệt, người dân từ chỗ thụ động nay đã chủ động trong làm NTM, thu nhập nâng cao, đời sống tinh thần phong phú. Từ một tỉnh nghèo mà bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh đã khang trang, quả thật, đây là cuộc cách mạng chưa từng có”.

>> Bài 1: Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

>> Bài 3: Ngọn đuốc sáng thổi bùng sức dân

>> Bài 4: Ra ngõ gặp... điển hình

>> Bài 5: Sáng tạo không gừng, bài học thành công của Hà Tĩnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề 10 năm xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast