Nông nghiệp

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Thành công trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh là nhờ “tiếp lửa” bởi rất nhiều điển hình, từ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ thôn xóm đến những người dân.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Hình ảnh người đứng đầu xã đầu đội mũ cối, cùng người dân đổ bê tông, nạo vét kênh mương, tưới cây xanh, vớt bèo, làm vườn mẫu… đã trở nên quen thuộc đối với người dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà). Ông là Dương Kim Huy - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.

“Không chỉ có phương pháp làm việc khoa học, vào các ngày nghỉ, ông Huy còn trực tiếp cùng người dân tham gia lao động, gương mẫu đi đầu trong mọi việc. Chúng tôi thấy ông Huy là mẫu cán bộ “nói được, làm được”, ông Hoàng Thanh Huy - Bí thư Chi bộ thôn Hà Thanh nhận xét. “Không chỉ trong NTM, ông Huy còn nhiều lần cùng dân vác cào vớt bèo khơi thông dòng chảy trên sông Đò Bang. Đi dọc đường, thấy rác, phân trâu, ông cũng dừng xuống dọn mà không cần ai biết. Người dân rất khâm phục” – ông Bùi Đình Cừ, thôn Phú Sơn nói.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

“Được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015 nhưng cán bộ, nhân dân xã Tượng Sơn không thỏa mãn mà phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2019. Không chỉ bản thân tôi mà từ bí thư đảng ủy nay đã nghỉ hưu đến từng cán bộ, công chức ở xã, cán bộ thôn đều “lăn như bi” để làm NTM. Cán bộ gương mẫu nên dân rất ủng hộ, vào cuộc” - ông Dương Kim Huy trao đổi.

Tâm huyết, “nói đi đôi với làm”, bà Trần Thị Lành (SN 1957) - nữ Bí thư chi bộ thôn Phong Giang, xã Tiên Điền (Nghi Xuân), trước đó là Trưởng thôn (tháng 4/2011 – 5/2018) đã góp công lớn trong xây dựng thôn Phong Giang luôn đẹp và trong lành, thu hút du khách gần xa.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Thôn Phong Giang hôm nay

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ xã Tiên Điền (Nghi Xuân), nơi gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.

Video: Độc đáo những bức tranh bích họa ở thôn Phong Giang, xã Tiên Điền (Nghi Xuân)

“Từ năm 2017 đến nay, thôn đón gần 1.000 đoàn đến tham quan, trải nghiệm homestay. Nhớ lại năm 2012 cứ nghĩ là sẽ “bể”, khi sáp nhập thôn Tiên Giang và thôn Tiền Phong thành Phong Giang với 184 hộ. Trong thôn toàn nhà ọp ẹp, nhà văn hóa không đủ chỗ cho sinh hoạt. Nhưng rồi, đội ngũ cán bộ thôn đã tích cực vận động, nhân dân vào cuộc nên nhà văn hóa được nâng cấp như hiện nay; đường làng, vườn tược giờ nhà nào cũng đẹp; sinh hoạt dân ca được duy trì, trao truyền” – bà Lành trò chuyện.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

“Là cán bộ thôn mình phải đi đầu thì mới vận động được bà con. Mình chịu khó nhà chật hẹp một chút nhưng xã đủ đất để làm đường”. Ông Hoàng Đình Lâm - Trưởng thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) trao đổi như vậy sau khi vừa mới cắt đi hơn 1,5m chiều rộng căn nhà chính với chiều dài trên 10m và gần 100 m2 đất vườn để xã mở rộng đường.

Về Hà Tĩnh, đến bất kỳ địa phương nào, người ta cũng nhắc tới những cán bộ điển hình, đầu kéo phong trào NTM, đặc biệt là tại cơ sở. Có thể kể như: Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh (Vũ Quang) Phạm Văn Đức, ông Đinh Phúc Tâm - Bí thư Chi bộ thôn Nam Trà (xã Hương Trà, Hương Khê), ông Nguyễn Quang Hùng - Trưởng thôn Sơn Bình (xã Thượng Lộc, Can Lộc), ông Nguyễn Xuân Tòng - Trưởng thôn Tân An (xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên)…

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Mô hình khu dân cư kiểu mẫu thôn Nam Trà đã đón gần 1.000 đoàn khách trong ngoài tỉnh, ngoài nước đến tham quan học tập.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Dù thời buổi “mét đất, túi tiền”, nhiều nông dân nghèo ở Hà Tĩnh vẫn cao cả hiến hàng trăm m2 vì con đường thôn, xã. Không chỉ hiến đất, cây cối, công trình kiến trúc, nhiều người dân còn tự nguyện đóng góp tiền xây cầu, làm đường cho cả thôn đi lại.

Chứng kiến cảnh “người làng” khốn khổ trong việc đi lại, ông Bùi Xuân Đại - thôn Lai Đồng, xã Đức Đồng (Đức Thọ) luôn đau đáu về việc xây cái cầu vững chãi nối hai bờ suối dữ. Nhưng, chờ dự án của Nhà nước thì chưa biết bao giờ, còn người dân thì đang vất vả, lấy gì đóng góp. Trăn trở mãi rồi ông đi đến một quyết định “không giống ai”: Tự mình bỏ tiền xây cầu cho dân đi.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Ông Bùi Xuân Đại bên chiếc cầu do ông tự bỏ tiền ra xây.

Khi khởi công (tháng 4/2012), lãnh đạo xã cùng bà con lối xóm xuống dự rất đông. Tấm lòng nhiệt thành của vợ chồng ông Đại làm người dân trong thôn rất cảm động. Người góp bó chè, người cắt cử thêm nhân lực cùng tham gia đẩy hồ, chuyển cát. Hơn 2 tháng sau, cây cầu 3 nhịp, dài 10m, rộng 3,5m, cao 7m (tính từ lòng suối lên) với mức đầu tư gần 300 triệu đồng được hoàn thành trong niềm vui khôn xiết của vợ chồng ông Đại và người dân thôn Lai Đồng. Ngoài xây cầu, năm 2018, ông Đại còn hiến hơn 200 m2 đất để mở đường giao thông.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Để “đường thông”, gia đình cựu chiến binh Lê Văn Thoan (thôn Thuần Chân, xã Thuần Thiện, Can Lộc), nhà “cũng không tiếc”. Ông phá bỏ gần 1/3 ngôi nhà cùng một số công trình phụ trị giá gần 250 triệu đồng và hiến 55 m2 đất để đường đạt chuẩn. Bà Nguyễn Thị Lam (thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên) năm nay 78 tuổi nhưng đã 4 lần hiến đất. “Vườn bà có đến 100m chiều dài bám đường liên xã Duệ Thành, năm 2018, đường mở rộng lấn vào 3,5 m. Thế hệ bà trước đây không có đường đi, giờ mình hiến đất mở rộng đường để xã hội phát triển, con cháu về cũng vui” - bà Lam nói.

Theo ông Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng NTM tỉnh: “Trong 10 năm xây dựng NTM, Hà Tĩnh có hàng trăm điển hình trong lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ và hàng chục nghìn gia đình đã tự nguyện hiến đất, phá dỡ hàng rào, bỏ tiền của, đóng góp công sức để làm NTM. Đây là “mồi lửa” khơi dậy phong trào, tất cả vì mục tiêu NTM phát triển bền vững”.

Nông thôn mới Hà Tĩnh – mới từ ý Đảng, lòng dân (Bài 4): Ra ngõ gặp... điển hình

Nông thôn mới thôn Châu Nội (Tùng Ảnh, Đức Thọ)

Từ các điển hình đó đã làm nên những miền quê đáng sống cho Hà Tĩnh. Một Phong Giang (Tiên Điền), một Châu Nội (Tùng Ảnh), một Nam Trà (Hương Trà), một Hà Thanh (Tượng Sơn)... trở thành điểm đến, điểm tham quan hấp dẫn không chỉ đối với người dân trong tỉnh mà để lại ấn tượng đặc biệt cho các đoàn đại biểu, du khách trong nước, quốc tế.

>> Bài 1: Khí chất Xô viết trong xây dựng nông thôn mới

>> Bài 2: Đảng bộ Hà Tĩnh: "Giấc mơ tam nông" và quyết sách "đi đầu, bước trước"

>> Bài 3: Ngọn đuốc sáng thổi bùng sức dân

>> Bài 5: Sáng tạo không gừng, bài học thành công của Hà Tĩnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề 10 năm xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.