Nữ “thủ lĩnh” ở bản Rào Tre

(Baohatinh.vn) - Hồ Thị Kiên - người con của Bản Rào Tre, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã được giao trọng trách trưởng bản khi mới 27 tuổi. Chị là nữ “thủ lĩnh” đầu tiên phá lệ làng, bởi trước đây, đảm nhiệm trọng trách này phải là những già làng uy tín, giỏi uống rượu…

Chị Hồ Thị Kiên (1988) là người dân tộc Chứt, sinh ra và lớn lên tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Đến nay chị đã có gần 7 năm làm trưởng bản của đồng bào người Chứt.

Nữ “thủ lĩnh” ở bản Rào Tre

Chị Kiên chia sẻ niềm vui khi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020.

Chị nhớ lại, năm 2015, tôi đảm nhận trọng trách trưởng bản. Lúc ấy, tôi vừa tròn 27 tuổi và cũng là nữ trưởng bản đầu tiên của người Chứt ở Hà Tĩnh. Tuổi đời non trẻ lại là phụ nữ nên nhiều người bất ngờ cũng như hoài nghi về năng lực của tôi. Bởi, trước đây, việc chọn “thủ lĩnh” phải là những già làng uy tín, giỏi uống rượu, am hiểu ma chay…

Với sự hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương, cán bộ biên phòng tôi mạnh dạn và tự tin hơn để đảm nhận công việc mà bản thân mình cũng từng nghĩ rằng “quá sức”.

Nữ “thủ lĩnh” ở bản Rào Tre

Chị Kiên luôn ân cần đến động viên, thăm hỏi bà con trong bản. Anh tư liệu.

Thời gian đầu nhận nhiệm vụ, chị Kiên gặp không ít khó khăn, áp lực. Người Chứt vẫn còn giữ nhiều hủ tục. Do nhận thức của người dân chưa thay đổi nên khi tuyên truyền về những cái mới, cái hay thì họ không ưng cái bụng. Họ trọng thầy cúng hơn thầy thuốc, uống nhiều rượu, vẫn giữ tập tục hôn nhân cận huyết thống...

Sau khi được hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” của các chú bộ đội biên phòng, chính quyền cấp trên về chuyên môn, hằng ngày, chị tham gia vận động, hướng dẫn bà con trong bản sống theo nếp sống mới, văn minh, hiện đại, loại bỏ những thủ tục lạc hậu...

Nữ “thủ lĩnh” ở bản Rào Tre

Chị Kiên tiên phong sản xuất kinh tế để làm gương cho bà con dân bản.

Bên cạnh đó, người Chứt cũng chưa quen với việc trồng trọt và chăn nuôi. Thế nên, “làm để dân tin”, chị Kiên bàn với chồng tiên phong sản xuất để phát triển kinh tế. Ban đầu, gia đình chị xoá bỏ cây tạp, cải tạo vườn tược để trồng cây ăn quả các loại như bưởi, ổi... Bên cạnh trồng trọt, chị còn nuôi thêm lợn, gà để tăng thêm thu nhập. Những việc này chị luôn được gia đình đồng hành, ủng hộ. Chồng chị cũng là người có kinh nghiệm làm nông nghiệp nên công việc bước đầu thuận lợi. Dần dần, thu nhập của gia đình khấm khá hơn.

“Tuy vậy, công việc ngày càng vất vả hơn khi chồng tôi đi làm ăn xa, một mình tôi vừa phải chăm sóc con cái, nhà cửa, vừa làm kinh tế và “vác tù và hàng tổng”. Cùng với việc riêng gia đình, tôi luôn lo việc chung của làng bản. Người dân trong bản có việc gì khó khăn, tôi đều xắn tay vào giúp đỡ. Rất nhiều lần tôi đã tự mình đưa chị em phụ nữ trong bản ra cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, sinh nở, kể cả những lúc đêm hôm khuya khoắt, khi họ cần là tôi sẵn sàng giúp đỡ”.

Nữ “thủ lĩnh” ở bản Rào Tre

Chị Kiên luôn phối hợp hiệu quả với lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương để tuyên truyền đường lối, chủ trương đến với bà con.

“Đặc biệt, tôi luôn gắn công tác tuyên truyền, vận động để bà con cùng thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng quê hương vào mọi hoạt động của bản làng và luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ” - chị Kiên kể tiếp.

Dần dà, từ sự chỉ bảo tận tình của chị Kiên và cán bộ, chiến sỹ biên phòng, bà con trong bản biết trồng lúa, làm kinh tế nên cuộc sống cũng dần khấm khá hơn trước. Đặc biệt, một số người trẻ trong bản đã sắp xếp nhà cửa gọn gàng hơn, hạn chế bia rượu. Dựng vợ, gả chồng với những người không cùng huyết thống, cuộc sống dần ấm no, con cái được đi học đầy đủ...

Chị Kiên trở thành người có uy tín trong bản, được bà con tin tưởng, nghe và làm theo. Chị Kiên hiện còn là đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Hương Liên, trách nhiệm cũng cao hơn trước.

Chị Hồ Thị Dung, người dân bản Rào Tre chia sẻ, trong bản, ai cũng tin chị Kiên lắm, có việc gì cũng gọi trưởng bản. Mà nghe chị Kiên, nghe cán bộ và đi ra xã hội chúng tôi mới nhận ra mình lạc hậu. Bây giờ người dân sửa rồi, sinh đẻ, đau ốm là phải đi bệnh viện, uống thuốc, muốn có ăn, có mặc thì phải chăm chỉ sản xuất.

Nữ “thủ lĩnh” ở bản Rào Tre

Chị Kiên là người có uy tín với bản Rào Tre.

Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ cắm bản Rào Tre (Đồn Biên phòng Bản Giàng) cho biết, đồng chí Kiên được việc lắm. Mặc dù còn trẻ nhưng chị Kiên khá nhạy bén, là cánh tay đắc lực hỗ trợ lực lượng biên phòng và chính quyền địa phương trong việc đưa các chính sách của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như tuyên truyền bà con xoá bỏ các hủ tục lạc hậu. Hiện tại, cơ sở hạ tầng ở Rào Tre được quan tâm và đầu tư khang trang. Đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của bà con đã được nâng lên rõ rệt. Việc nâng cao đời sống bà con ở bản Rào Tre có sự đóng góp không nhỏ của chị Kiên.

Không chỉ người dân bản, cán bộ biên phong mà những kết quả chị Kiên làm được được các cấp, ngành ghi nhận. Năm 2020, chị vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.