Người thương binh miệt mài giúp dân xây dựng đời sống mới

(Baohatinh.vn) - Vượt qua những đau đớn do di chứng chiến tranh để lại, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành - Trưởng thôn Vĩnh Trung, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã nỗ lực cùng người dân xây dựng đời sống mới.

Người thương binh miệt mài giúp dân xây dựng đời sống mới

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành - Trưởng thôn Vĩnh Trung (xã Lưu Vĩnh Sơn).

Năm 1972, khi vừa tròn 18 tuổi, ông Nguyễn Văn Thành (SN 1954) đã lên đường nhập ngũ và trở thành người lính thuộc Sư đoàn 341, Quân khu 4. Sau đó, ông cùng đồng đội tham gia chiến đấu ở miền Đông Nam bộ. Đến tháng 10/1977, ông tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam.

Trong thời gian chiến đấu tại biên giới, ông Thành đã 2 lần bị trúng đạn và mìn khiến cánh tay trái bị đứt 1/3 cẳng tay, chấn thương vùng đầu, chân trái. Ngoài ra, do ảnh hưởng của chiến tranh nên ông Thành cũng bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Sau khi bị thương nghiêm trọng, ông Thành được ra Hà Nội điều trị. Đến năm 1985, sức khỏe ổn định hơn, ông trở về địa phương với tỷ lệ thương tật là 81% - là thương binh hạng 1/4.

Tại quê nhà, ông tích cực tham gia Ban Chấp hành Hợp tác xã Trung Vĩnh (xã Thạch Vĩnh cũ), đội thuế huyện... Đến năm 1995, ông được Nhân dân tin tưởng bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Trung.

Người thương binh miệt mài giúp dân xây dựng đời sống mới

Ông Thành thường xuyên tới nhà thăm hỏi, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Ông Thành cho biết: “Từng là một người lính, vinh dự được kết nạp Đảng vào năm 1979 nên tôi ý thức rõ bản thân phải cố gắng vượt qua khó khăn, tích cực nêu gương để giúp đỡ Nhân dân. Vì thế, khi được bầu làm Bí thư Chi bộ, tôi đã cùng các đoàn thể giúp đỡ người dân nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới”.

Được biết, trước khi xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân thôn Vĩnh Trung còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Đến năm 2017, thôn Vĩnh Trung bắt đầu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Xác định việc đầu tiên để giúp người dân đổi thay cuộc sống là phải xóa nghèo bền vững, ông Thành đã vận động con em xa quê và người dân trong thôn phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Từ đó, ông đã vận động được hơn 400 triệu đồng để giúp 13 hộ nghèo, hộ có người tàn tật trong thôn xây dựng lại nhà cửa kiên cố hơn.

Bà Phạm Thị Lan - người dân thôn Vĩnh Trung cho biết: “Năm 2017, gia đình tôi nhận được 50 triệu đồng từ số tiền do ông Thành vận động con cháu xa quê quyên góp. Số tiền đó đã góp phần giúp gia đình xây dựng được ngôi nhà khang trang hơn. Năm 2018, gia đình tôi tiếp tục nhận được 2 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ trên để xây dựng nhà vệ sinh. Nhờ đó, gia đình tôi đã có điều kiện để yên tâm phát triển kinh tế. Chúng tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ bà con và ông Thành”.

Người thương binh miệt mài giúp dân xây dựng đời sống mới

Bà Lan (áo tím) vui mừng khi nhiều năm nay đã được sống trong ngôi nhà khang trang hơn.

Để xây dựng nông thôn mới, ông Thành đã cùng các đoàn thể vận động người dân hiến đất, phá bỏ tường rào mở rộng đường làng, ngõ xóm. Từ năm 2017 đến nay, toàn thôn đã hiến được hơn 1.700m2 đất thổ cư, hơn 2.000m tường rào, xây dựng hơn 1.200m đường bê tông nội đồng... Riêng ông Thành đã tự nguyện hiến gần 100m2 đất vườn để mở rộng đường giao thông liên xã.

Với những sự nỗ lực của ông Thành cùng người dân và các đoàn thể, năm 2020, thôn Vĩnh Trung được công nhận khu dân cư kiểu mẫu. Cũng trong năm đó, ông Thành được bầu làm Trưởng thôn Vĩnh Trung.

Người thương binh miệt mài giúp dân xây dựng đời sống mới

Từ khi xây dựng nông thôn mới, tình hình an ninh trật tự của thôn Vĩnh Trung được đảm bảo hơn nhờ camera an ninh.

Ông Thành chia sẻ: “Dẫu có những lúc trái gió trở trời, vết thương cũ đau nhức nhưng được bà con tin tưởng nên tôi vẫn nén đau để hoàn thành công việc chung. Con cháu cũng có lúc khuyên can nghỉ ngơi nhưng tôi luôn tự nhủ mình phải giữ vững tinh thần của người lính Cụ Hồ, không từ nan, không chùn bước trước bất kỳ điều gì".

Đến nay, sau nhiều nỗ lực của liên đoàn cán bộ thôn và bà con nhân dân, thôn Vĩnh Trung đã thật sự “thay áo mới”, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 100% tuyến đường giao thông trong thôn được bê tông hóa. Hai bên đường là những hàng cây xanh mướt, có đèn điện thắp sáng. Toàn thôn có 223 hộ nhưng hiện chỉ còn 3 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân của thôn đã đạt 52 triệu đồng/người/năm.

Người thương binh miệt mài giúp dân xây dựng đời sống mới

Gần 70 tuổi nhưng Trưởng thôn Nguyễn Văn Thành vẫn miệt mài trên chiếc xe máy, đi đến từng ngõ xóm để cùng người dân xây dựng đời sống mới.

Ghi nhận những đóng góp của ông Nguyễn Văn Thành, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương tới địa phương đã trao tặng ông nhiều bằng khen, giấy khen. Tiêu biểu như: năm 2017, ông được Ủy ban MTTQ tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào xóa đói giảm nghèo; năm 2022, ông là 1 trong 7 đại biểu của Hà Tĩnh tham dự lễ tuyên dương người có công với cách mạng tại Hà Nội.

Ông Thành là một cựu chiến binh gương mẫu, tiêu biểu của địa phương. Ông luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ. Trong công tác xã hội, từ vai trò bí thư chi bộ cho đến trưởng thôn, ông đều tận tụy với công việc chung, là tấm gương sáng, nhiệt tình, tâm huyết, đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới và giúp đỡ người nghèo. Tấm gương của ông Thành cũng là điển hình trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại địa phương.

Ông Nguyễn Viết Sơn
Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.