Nuôi tôm càng xanh ở Lộc Hà lãi 140 triệu đồng/ha

(Baohatinh.vn) - Mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao nuôi nước ngọt tại Hà Tĩnh mang lại lợi nhuận 137 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận so với mức đầu tư đạt gần 37%, thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với các đối tượng nuôi nước ngọt hiện nay.

Nuôi tôm càng xanh ở Lộc Hà lãi 140 triệu đồng/ha

Với kỹ thuật mới, sau 6 - 7 tháng nuôi sẽ cho thu hoạch với số lượng tôm loại 1 tăng từ 30 -35 % so với cách nuôi truyền thống.

Đây là kết quả quan trọng thuộc dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh tại Hà Tĩnh do các nhà khoa học Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thực hiện.

Mô hình được triển khai với quy mô 2ha tại HTX sản xuất nông nghiệp và thủy sản Lộc Hà (xã Ích Hậu). Kết quả sau 6 – 7 tháng nuôi, sản lượng tôm đạt 4,9 tấn (năng suất 2,45 tấn/ha); tỷ lệ tôm đực chiếm 80%, tỷ lệ sống ước đạt 79%.

Nuôi tôm càng xanh ở Lộc Hà lãi 140 triệu đồng/ha

Trọng lượng bình quân tôm càng xanh khi thu hoạch đạt khoảng 26,43 g/con (tương đương với khoảng 38 con/kg).

Tổng doanh thu mô hình đạt được trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 275 triệu đồng, tính ra, mỗi ha tôm càng xanh cho lãi hơn 137 triệu đồng. Trong khi đó, mức lợi nhuận đối với các loại cá nước ngọt chỉ đạt 20 – 30 triệu đồng/ha.

Nuôi tôm càng xanh ở Lộc Hà lãi 140 triệu đồng/ha

Theo nhiều người dân địa phương, các nhà khoa học cần bổ sung quy trình nuôi tôm càng xanh thâm canh, quảng canh và nuôi xen ghép (tôm - cá, tôm - lúa...) để nhiều đối tượng có thể tiếp cận và áp dụng phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất của từng cá nhân, hộ gia đình.

Việc hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm càng xanh của Chi cục Thủy sản sẽ mở ra hướng đi mới cho việc phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao trong vùng nước ngọt, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Được biết, kỹ thuật san thưa, sang ao và bẻ càng là những điểm mới của dự án giúp tôm lớn nhanh hơn và giảm hao hụt.

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.