Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Cửa Sót, cần sớm có giải pháp xử lý

(Baohatinh.vn) - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá Cửa Sót, thuộc xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần có sự vào cuộc của Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh và mỗi ngư dân, tiểu thương.

Video: Hình ảnh mất vệ sinh tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Theo ước tính, nếu thời tiết thuận lợi, bình quân mỗi ngày, tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh có khoảng 45 - 60 lượt tàu thuyền ra vào, mang theo khoảng 25 - 30 tấn hải sản các loại và tiếp nhận 8 - 10 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất, sinh hoạt của ngư dân.

Hằng ngày, nơi đây cũng có hàng trăm phương tiện và từ 1.000 - 1.500 ngư dân, tiểu thương ra vào khu vực cảng, đông nhất là từ 4-7 giờ sáng. Thực trạng này khiến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn chịu nhiều áp lực, nhất là vào các ngày mưa gió hoặc nắng nóng gay gắt.

Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Cửa Sót, cần sớm có giải pháp xử lý

Rất dễ bắt gặp tình trạng ký sinh trùng ở khu vực cảng Cửa Sót.

Theo phản ánh của các ngư dân và tiểu thương, môi trường ở đây nhiều lúc chưa sạch sẽ, thậm chí là bị ô nhiễm. Nhiều vị trí trên cầu cảng luôn trong tình trạng ẩm ướt, không khí hôi tanh nồng nặc, các góc khuất nhiều ruồi bọ, rác thải vương vãi khắp nơi, nhiều vũng nước đọng đen kịt, hải sản hư hỏng vứt ngổn ngang... nhưng không được dọn dẹp kịp thời.

Tiểu thương Phạm Thu Hiền ở TDP Phú Mậu (thị trấn Lộc Hà) bức xúc: “Mỗi ngày, chúng tôi đều đóng các loại phí cho Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, trong đó có phí vệ sinh môi trường nhưng khu vực cầu cảng các loại rác vứt bừa bãi. Bản thân tôi đã từng đi mua hải sản ở nhiều cảng cá trong và ngoài tỉnh, nhưng chưa thấy nơi nào môi trường ô nhiễm như ở đây”.

Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Cửa Sót, cần sớm có giải pháp xử lý

Hải sản hư hỏng, hôi thối bị tiểu thương, ngư dân vứt bừa bãi ngay tại các bậc thềm cầu cảng.

Có thể thấy, ngoài việc Ban Quản lý các cảng cá chưa chú trọng thực hiện công tác vệ sinh môi trường thì nhiều tiểu thương và ngư dân chưa có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Họ vào cảng chỉ tập trung mua bán, bốc dỡ hải sản, cung ứng nhu yếu phẩm mà quên mất việc bản thân phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường chung. Nhiều người vô tư dựng phương tiện bừa bãi, vứt đồ dùng ngổn ngang, sẵn sàng xả rác (túi bóng, áo mưa, khẩu trang, khăn lau tay) và những loại hải sản đã bị hỏng ra cầu cảng, bờ đê hay bất cứ nơi nào.

Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Cửa Sót, cần sớm có giải pháp xử lý

Khu vực cầu cảng túi bóng vứt bừa bãi. (Ảnh chụp chiều 30/7)

Chị Trần Thu Hà ở thôn Long Hải (xã Thạch Kim) chia sẻ: “Là người buôn bán hải sản tại cảng hơn 10 năm, tôi thấy môi trường ở đây vẫn chưa đạt yêu cầu. Tình trạng này không chỉ do Ban Quản lý các cảng cá mà còn do bà con ngư dân, tiểu thương không chú ý giữ gìn môi trường chung. Họ vứt rác, hải sản hư hỏng, xả đồ ăn thừa bừa bãi”.

Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Cửa Sót, cần sớm có giải pháp xử lý

Nhiều khu vực không được dọn dẹp thường xuyên. (Ảnh chụp ngày 30/7)

Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn chia sẻ: “Chúng tôi đã nghe nhiều ý kiến trao đổi và đã cố gắng khắc phục. Tuy nhiên, việc đảm bảo vệ sinh môi trường vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Cùng với nỗ lực của ngành chức năng, cần có sự thông cảm, chia sẻ của chính quyền địa phương và mỗi người dân...”.

Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Cửa Sót, cần sớm có giải pháp xử lý

Do môi trường đặc thù nên việc dọn dẹp tại cảng cá Cửa Sót hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Cảng cá Cửa Sót là nơi kinh doanh, trung chuyển hàng hóa, nhưng cũng là đầu mối lớn cung cấp từ 8.000 – 9.000 tấn thực phẩm/năm cho thị trường trong, ngoài tỉnh. Vấn đề vệ sinh môi trường ở đây có liên quan mật thiết và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hải sản, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe của hàng vạn người.

Vì vậy, Ban Quản lý các cảng Hà Tĩnh cùng các lực lượng chức năng tại cảng phải vào cuộc chấn chỉnh, khắc phục. Mặt khác, mỗi ngư dân, tiểu thương hoạt động tại đây cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường chung.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.