Olympic & công thức U23+3: Một sự xúc phạm bóng đá

Các đội đang chuẩn bị tranh tài ở trận địa bóng đá nam tại Olympic Rio 2016 là tập hợp các tài năng trẻ tốt nhất của mỗi nền bóng đá, cộng thêm 3 thủ lĩnh xuất sắc - tức các cầu thủ bất kể tuổi tác, sẽ giữ vai trò trụ cột trong đội hình? Đấy là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

olympic cong thuc u23 3 mot su xuc pham bong da

Không có bất kỳ cơ sở hợp lý nào dẫn tới cái công thức “U23 + 3” cho trận địa bóng đá nam tại Olympic. Đấy chẳng qua là một sự thỏa thuận gượng ép giữa IOC (Ủy ban Olympic quốc tế) với FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới). Và khi hai tổ chức có quyền lực lớn nhất trong thế giới thể thao thỏa thuận về sự tồn tại của giải bóng đá nam tại Olympic, chỉ có một chi tiết quan trọng nhất được đặt lên bàn. Làm sao thì làm, nếu chi tiết quan trọng ấy bị ảnh hưởng, sẽ chẳng có thỏa thuận nào. Ngược lại, chừng nào cái chi tiết tối quan trọng kia không bị ảnh hưởng, FIFA sẽ mặc kệ IOC toàn quyền tổ chức giải đấu của họ.

Chi tiết quan trọng ấy là gì? Xin thưa: miễn sao giải bóng đá nam ở Olympic... KHÔNG CÓ SỨC HẤP DẪN!

Vâng, sẽ phải tranh luận mãi về cái khái niệm “hấp dẫn” trong môn bóng đá. Nhưng chẳng có gì quan trọng, bởi đây là vấn đề tinh thần. Không hiểu được cái tinh thần ấy, đừng mơ làm quan chức IOC. Đây là chính trường thể thao, chứ đâu phải chỗ để người ta mất thời gian cãi lý vớ vẩn!

Toàn bộ danh sách đội Olympic Bồ Đào Nha tại Rio 2016 chẳng có cầu thủ nào vừa vô địch EURO 2016, dù ai cũng biết trong danh sách vô địch tại Pháp vừa qua, Bồ Đào Nha có cầu thủ trẻ Renato Sanches thật tuyệt vời ở tuổi 18. Đấy chỉ là một ví dụ. Và đấy mới là bản chất của vấn đề. Có hay không cái quy định “U23 + 3” kia, cũng chẳng thành vấn đề. Quá đơn giản: cầu thủ tốt thì không dự Olympic - bất kể tuổi tác!

olympic cong thuc u23 3 mot su xuc pham bong da

Cái lý của FIFA: bóng đá bây giờ là kinh tế, là chính trị, là tất cả những gì quan trọng nhất trên đời, chứ không còn là trò chơi đơn thuần nữa. Vậy nên, không thể chấp nhận bất cứ điều gì có thể gây ảnh hưởng đến World Cup. Càng không có giải đấu nào được phép cạnh tranh với World Cup. Đã có World Cup, xen kẽ với EURO ở các năm chẵn. Đã có bao nhiêu giải đấu quan trọng khác khiến lịch thi đấu bóng đá đỉnh cao hết chỗ từ rất lâu rồi. Giải bóng đá nam tại Olympic tồn tại làm chi nữa?

Chỉ cần FIFA không đưa giải Olympic vào lịch thi đấu cố định, là đủ để các CLB có lý do không trả cầu thủ cho các đội Olympic rồi. Barcelona từng thắng kiện tại Tòa án trọng tài Thể thao thế giới (CAS), khi Argentina cứ cố đòi Lionel Messi về đá cho đội Olympic của họ. Còn biết bao nhiêu cách nữa, một khi FIFA đã không muốn giải bóng đá Olympic trở nên hấp dẫn (và đe dọa các giải bóng đá khác của FIFA).

Trên thực tế, gần như mọi cầu thủ tham dự môn bóng đá nam tại Olympic bây giờ đều ở đẳng cấp “vô danh tiểu tốt”. Nhưng tất nhiên, bóng đá luôn có cái hay riêng, và suy cho cùng thì tên tuổi không phải là tất cả. Bóng đá “phủi”, bóng đá phong trào, bóng đá sinh viên còn có khối chuyện hấp dẫn đáng xem, huống hồ là bóng đá Olympic!

Nhưng cứ phải tách bạch rõ ràng: cuộc chơi phải theo hướng “vui là chính”. Việc nước chủ nhà Brazil lợi dụng đấu trường Olympic như thế để “chạy theo thành tích”, buộc Neymar phải bỏ Copa America để tập trung tinh thần tranh HCV Olympic, coi không đẹp chút nào. Thắng cũng chẳng hề danh giá, mà thua thì lại chuốc nhục!

Theo Bongda+

Đọc thêm

Việt Nam 1-0 Indonesia: Rộng cửa vào bán kết

Việt Nam 1-0 Indonesia: Rộng cửa vào bán kết

Chiến thắng 1-0 trước ĐT Indonesia không chỉ giúp ĐT Việt Nam chấm dứt chuỗi trận thua liên tiếp trước đối thủ này trong năm 2024, mà “Những chiến binh sao Vàng” cũng rộng cửa vào bán kết sau khi có 3 điểm trước đại diện đất nước vạn đảo.
Thái Lan thị uy sức mạnh số 1 bóng đá Đông Nam Á

Thái Lan thị uy sức mạnh số 1 bóng đá Đông Nam Á

Thái Lan vừa có trận ra quân tại ASEAN Cup 2024 gặp Timor Leste và thắng đậm đến 10-0, qua đó cho thấy sức mạnh của một ông lớn của khu vực Đông Nam Á và đang là ứng viên số 1 của cuộc đua vô địch kỳ này.