Ông Biden ký luật viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Biden ký thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có 61 tỷ USD cho Ukraine, sau khi quốc hội phê duyệt.

"Gói ngân sách này mang lại sự hỗ trợ quan trọng cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ngày 24/4 sau khi ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài. "Chúng tôi đảm bảo các chuyến hàng viện trợ đến Ukraine sẽ bắt đầu trong vài giờ tới".

Ông Biden mô tả quân đội Ukraine là "lực lượng thiện chiến có ý chí bền bỉ để giành chiến thắng", đồng thời chỉ trích những người Cộng hòa trung thành với cựu tổng thống Donald Trump vì đã chặn gói viện trợ.

Theo Tổng thống Biden, việc thông qua gói chi tiêu này cũng liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ. "Dự luật sẽ giúp nước Mỹ an toàn hơn, khiến thế giới tốt đẹp hơn và duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới", ông nói.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 8/2. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 8/2. Ảnh: AFP

Dự luật chi tiêu cung cấp 60,84 tỷ USD nhằm hỗ trợ quân sự cho Ukraine, 26 tỷ USD cho Israel, 8,12 tỷ USD cho các đồng minh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong gói viện trợ cho Ukraine, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện để tiếp tục chuyển giao khí tài cho Ukraine. 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu Mỹ và chuyển cho Kiev.

11 tỷ USD sẽ dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực. Khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.

Ông Biden cũng ký thông qua luật riêng liên quan lệnh cấm TikTok ở Mỹ nếu chủ sở hữu của ứng dụng này, công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, không thoái vốn trong vòng 9 tháng đến một năm tới.

Các dự luật trước đó đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua. Đây có thể là đợt viện trợ cuối cùng cho Ukraine trước khi Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống và lưỡng viện quốc hội vào tháng 11.

Mỹ là nước hỗ trợ quân sự chính cho Ukraine từ khi chiến sự bùng phát. Gói hỗ trợ mới được thông qua khi quân đội Ukraine đang phải đối mặt tình trạng thiếu vũ khí trầm trọng và lực lượng Nga liên tục gây áp lực từ phía đông.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho rằng khoản viện trợ gần 61 tỷ USD sẽ củng cố sức mạnh cho Ukraine và "gửi tới Nga tín hiệu mạnh mẽ rằng đây sẽ không phải là Afghanistan thứ hai".

Điện Kremlin tuyên bố gói viện trợ của Mỹ sẽ không thay đổi được cục diện chiến trường, nhấn mạnh điều này sẽ chỉ gây thêm đau khổ cho Ukraine và khiến nhiều người thiệt mạng hơn.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm nay cho biết châu Âu phải tiếp tục tăng cường viện trợ cho Ukraine, ngay cả sau khi gói viện trợ lớn của Mỹ được phê duyệt. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Đức kiên quyết từ chối gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.

Theo AFP, AP, Reuters

vnexpress.net

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.
Hàn Quốc bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Hàn Quốc bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Các công tố viên Hàn Quốc đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này Kim Yong-hyun, trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc phản quốc sau lệnh thiết quân luật vào tuần trước.