Từng bước xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR - PCCCR) là giải pháp quan trọng được TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xác định để làm tốt công tác bảo vệ rừng thời gian tới.
Trước diễn biến phức tạp của khí hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu huyện Hương Khê cần chủ động thực hiện các giải pháp, nhất là “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai và PCCCR.
Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến nhiều diện tích rừng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt trong tình trạng báo động cao độ, nguy cơ xảy ra cháy là rất lớn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các chủ rừng ở Hương Sơn bố trí lực lượng, phương tiện trực 24/24h; phối hợp với chính quyền địa phương phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
Trước nguy cơ có thể xảy ra cháy rừng do nắng nóng kéo dài, lãnh đạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đi kiểm tra thực địa, động viên lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn.
Trước nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng do thời tiết và người dân tham gia lễ hội, lực lượng kiểm lâm cùng các cấp, ngành ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) tập trung “phòng là chính” để bảo vệ 2.106 ha rừng.
Với nhiều giải pháp được triển khai, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang nỗ lực để bảo vệ "lá phổi xanh", hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các đơn vị, địa phương không chủ quan, tiếp tục tập trung cao cho công tác chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện phòng chống cháy rừng (PCCR).
Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thu dọn hơn 270 ha thảm thực vật, cây cối bị chết khô trong lòng hồ Ngàn Trươi, góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng 2022.
Bước vào mùa nắng nóng, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phối hợp với đơn vị liên quan thu dọn hơn 270 ha diện tích cây cối, thảm thực vật bị chết khô trong lòng hồ Ngàn Trươi, góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.
Hà Tĩnh đang vào cao điểm mùa khô, đây cũng là thời điểm người dân Vũ Quang “tranh thủ” phát dọn, đốt thực bì để chuẩn bị gieo trồng vụ mới, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Trước diễn biến thời tiết nắng nóng kéo dài, các địa phương, chủ rừng trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã cấp bách triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), với quyết tâm hạn chế rủi ro ở mức tối đa.
Năm 2021, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã đưa vào vận hành hệ thống camera 3600 trong công tác phòng, chữa cháy rừng. Đây là một trong những nội dung chuyển đổi số của ngành lâm nghiệp tỉnh cho thấy hiệu quả ứng dụng thực tiễn cao.
Qua kiểm tra, lãnh đạo huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động xây dựng phương án “4 tại chỗ” trong PCCCR, sẵn sàng kích hoạt khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cấp độ cảnh báo cháy rừng đang ở mức cao nhất, các ngành chức năng Hà Tĩnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp cấp bách về phòng cháy, chữa rừng (PCCCR) nhằm bảo vệ “lá phổi xanh”.
Trong vòng 1 ngày, gần 50 cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh niên huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phát quang, làm mới được gần 3 km đường băng cản lửa và tiến hành thu gom, xử lý nhiều thực bì tại khu vực tiểu khu 146A thuộc thị trấn Vũ Quang.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
Hà Tĩnh đang bước vào mùa nắng nóng và dự kiến sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong thời gian tới, dẫn tới nguy cơ cao xảy ra các vụ cháy rừng nên các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần chủ động trước mọi tình huống.
Hà Tĩnh sẽ triển khai thí điểm lắp camera giám sát cảnh báo cháy rừng tại TX Kỳ Anh cùng các huyện Kỳ Anh, Can Lộc và Hương Sơn. 4 địa phương tham gia đợt này có diện tích rừng khá lớn và diễn biến thời tiết cực đoan, từng xẩy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại nặng nề.
Các địa phương, các ngành, chủ rừng ở Hà Tĩnh cần tiếp tục tập trung cao độ thực hiện các giải pháp phòng chống cháy rừng với quan điểm phòng cháy là quyết định.
Tuyên truyền sâu rộng công tác phòng cháy, phát hiện đám cháy kịp thời, huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia chữa cháy… là những giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại cháy rừng.
Trước tình hình nắng nóng gay gắt, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã và đang huy động toàn dân tham gia trực gác lửa rừng, nhất là tại những vùng rừng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn.
“Có cháy!”, không biết bao lần chuông điện thoại reo trong đêm với tin báo khẩn cấp như thế. Chỉ kịp dặn vợ đóng cửa là Nguyễn Văn Đức - cán bộ Hạt Kiểm lâm TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cùng chiếc xe máy lao đi trong đêm…
Năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cấp cơ sở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ngày càng được nâng cao qua các lớp “huấn luyện” căn cơ, bài bản...
“Phòng ngừa là chính, chữa cháy phải kịp thời và hiệu quả” là phương châm mà huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tập trung triển khai nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, PCCC rừng.
Với sự tham gia của 30 thành viên, nhiều năm qua, Trung đội nòng cốt bảo vệ rừng Thạch Xuân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã góp phần giữ an toàn cho hơn 1.355 ha rừng trong mùa nắng nóng.