Không được lơ là với “giặc lửa”

(Baohatinh.vn) - Trước nguy cơ có thể xảy ra cháy rừng do nắng nóng kéo dài, lãnh đạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đi kiểm tra thực địa, động viên lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn.

Ông Bùi Nhân Sâm - Bí thư Huyện uỷ Hương Sơn vừa đi kiểm tra thực địa công tác PCCR tại khu vực rừng xã Sơn Lễ (thuộc Ban Quan lý rừng phòng hộ sông Ngàn Phố quản lý) và kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ xuân năm 2023.

Không được lơ là với “giặc lửa”

Lãnh đạo huyện Hương Sơn xem xét nguy cơ cháy rừng theo cấp độ tại thôn Đức Vừ, xã Sơn Lễ

Để chủ động ứng phó với nắng nóng gay gắt, dự báo cháy rừng ở cấp độ IV (cấp nguy hiểm), thời gian qua, ngoài việc sẻ phát, làm đường băng cản lửa, Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Phố đã huy động 100% con số trực BVR và PCCCR, chủ động thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo kế hoạch đã được duyệt, nhất là đảm bảo các điều kiện sẵn sàng phương châm “4 tại chỗ”, không được lơ là với “giặc lửa”.

Hạt Kiểm lâm Hương Sơn phối hợp với các địa phương trực 24/24h, nghiêm cấm những người không phận sự vào rừng.

Không được lơ là với “giặc lửa”

Lãnh đạo huyện kiểm tra tiến độ thu hoạch vụ xuân

Bí thư Huyện ủy Hương Sơn cũng đã đi kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ xuân ở một số địa phương. Vụ xuân năm nay toàn huyện gieo cấy trên trên 4694,11 ha. Hiện lúa bắt đầu chín, bà con đã thu hoạch được gần 600 ha/4.680 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Tiến, An Hòa Thịnh, Tân Mỹ Hà…

Qua kiểm tra, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn lưu ý, thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, theo dự báo năm nay sẽ nắng nóng hơn các năm nên Hạt Kiểm lâm Hương Sơn, các chủ rừng và địa phương không được chủ quan, luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng khi phát hiện các điểm lửa để kịp thời huy động lực lượng dập tắt, không để đám cháy lan rộng.

Đối với việc thu hoạch lúa xuân, các địa phương cần tuyên truyền để người dân thu hoạch nhanh gọn những diện tích đã chín, tránh dông lốc, mưa gió, gây đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.