Người kiểm lâm 21 năm “gác” rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh: Màu xanh của núi đã ăn vào máu thịt tôi!

(Baohatinh.vn) - “Có cháy!”, không biết bao lần chuông điện thoại reo trong đêm với tin báo khẩn cấp như thế. Chỉ kịp dặn vợ đóng cửa là Nguyễn Văn Đức - cán bộ Hạt Kiểm lâm TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cùng chiếc xe máy lao đi trong đêm…

Nắng tháng 6 khô khốc, những cơn gió Lào quật vào mặt người bỏng rát, chúng tôi tìm đến khu vực rừng phòng hộ phía Nam thị xã (thuộc địa phận phường Kỳ Thịnh và xã Kỳ Lợi có tổng diện tích gần 2.000 ha) - nơi Nguyễn Văn Đức (SN 1977) được phân công phụ trách, đúng lúc anh vừa đi rừng về.

Khuôn mặt của người đàn ông mới ngoài 40 tuổi đã chai sạn vì nắng, gió, mưa rừng, nhưng ánh mắt thì rất trẻ.

Người kiểm lâm 21 năm “gác” rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh: Màu xanh của núi đã ăn vào máu thịt tôi!

Màu áo kiểm lâm với anh Đức là niềm tự hào, tình yêu nghề, yêu màu xanh của những cánh rừng quê hương.

Anh cười nói với chúng tôi: “Chính vì yêu rừng tôi mới làm nghề kiểm lâm. Vất vả, hiểm nguy, thu nhập khiêm tốn, có lúc vợ con, bạn bè cũng khuyên chuyển nghề nhưng màu xanh của núi rừng đã ăn vào máu mình rồi”.

"Địa bàn hoạt động của chúng tôi đa phần là rừng trồng keo của bà con, số ít còn lại là rừng tự nhiên. Với đặc thù khí hậu, địa hình, mỗi khi rừng phát lửa, tốc độ cháy lan rất nhanh; vì vậy, khi có cháy, việc đầu tiên là phải chủ động vào cuộc sớm, không cứ phải chờ đội hình đầy đủ. Khi nào cũng vậy, nghe báo cháy là tôi quàng máy thổi, đi cứu rừng trước đã…”.

Người kiểm lâm 21 năm “gác” rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh: Màu xanh của núi đã ăn vào máu thịt tôi!

Anh Đức (người đi đầu) cùng anh em tuần tra, kiểm soát khu vực rừng phòng hộ ở phường Kỳ Thịnh

Chia sẻ kỷ niệm với rừng, anh Đức kể: “Gần đây nhất, năm 2019, đang bữa cơm trưa, nhận được điện thoại có cháy ở khu vực rừng Tây Yên (phường Kỳ Thịnh), cả tổ lúc đó 4 người thả bát đũa, tức tốc lên xe máy mang theo máy thổi trên vai đi cứu rừng.

Tổ tản ra di chuyển lên khu vực cháy nhưng 3 anh em khác gặp bụi rậm quá dày nên chưa tiếp cận kịp, mình tôi tìm được đường vào khu vực cháy. Lúc ấy, lửa đã bén lên những thân cây keo cháy rừng rực, chỉ có cách leo lên phía đỉnh để tạo đường băng ngăn đám cháy lan rộng. Không kịp suy nghĩ nhiều, tôi làm liều chạy xuyên qua đám lửa, leo lên được tới điểm đầu, mở được đường băng cản lửa xong rồi ngất lịm vì ngạt khói…”.

Người kiểm lâm 21 năm “gác” rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh: Màu xanh của núi đã ăn vào máu thịt tôi!

Với anh Đức thì “cứu rừng như cứu người”

Không ít lần đối mặt với hiểm nguy như vậy nhưng nói về những vất vả, hy sinh anh chỉ cười nhẹ nhàng: “Cứu rừng như cứu người".

Vì nhiệm vụ, không ít lần anh Đức phải đánh đổi những phút giây quý giá bên gia đình. Anh tâm sự: “Hôm đó, tôi xin nghỉ phép để về tổ chức đám cưới cho em trai, đang giữa buổi lễ, nghe dưới xã báo lên có cháy, tôi tức tốc trở về làm nhiệm vụ. Lúc đó ông bà cũng giận tôi lắm, nhưng biết làm sao được...”.

21 năm trong nghề, anh Đức cũng bền bỉ tuyên truyền người dân đề cao cảnh giác, chủ động ngăn ngừa nguy cơ. Lặng lẽ, chân thành, anh đến từng nhà dân để vận động, hướng dẫn cho bà con các giải pháp phòng cháy mùa cao điểm; cách phối hợp tin báo và cùng góp sức cứu rừng khi có sự cố xảy ra.

Người kiểm lâm 21 năm “gác” rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh: Màu xanh của núi đã ăn vào máu thịt tôi!

Anh Đức cùng đồng nghiệp rà soát biển tường tuyên truyền bảo vệ rừng trên địa bàn phường Kỳ Thịnh

Gắn bó với rừng, anh Đức luôn tâm niệm “rừng là vàng”, kiểm lâm giữ rừng là bảo vệ những “kho vàng” cho đất nước, cho các thế hệ tương lai”.

Năm 2019, anh là cán bộ kiểm lâm duy nhất trong toàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen đột xuất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Người kiểm lâm 21 năm “gác” rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh: Màu xanh của núi đã ăn vào máu thịt tôi!

TX Kỳ Anh hiện có hơn 11.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rừng phòng hộ là hơn 6.000 ha và rừng sản xuất hơn 5.000 ha

Ông Nguyễn Sỹ Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TX Kỳ Anh cho biết: “Nguyễn Văn Đức là cán bộ cực kỳ tâm huyết và trách nhiệm. Anh luôn có mặt ở tuyến đầu chữa cháy rừng, không nề hà vất vả, hiểm nguy, xem việc tập thể như việc của bản thân. Anh luôn là người gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, được bạn bè, đồng nghiệp tín nhiệm”.

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.