Hà Tĩnh huy động 500 cán bộ, chiến sỹ làm lực lượng nòng cốt ứng cứu rừng khi cháy lớn

(Baohatinh.vn) - Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh sẽ căn cứ tình hình cụ thể để huy động lực lượng hỗ trợ cho địa phương, đơn vị khi xảy ra cháy lớn.

UBND tỉnh vừa ban hành phương án tổ chức chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra năm 2020.

Hà Tĩnh huy động 500 cán bộ, chiến sỹ làm lực lượng nòng cốt ứng cứu rừng khi cháy lớn

Vụ cháy rừng xảy ra vào tháng 6/2019 ở Nghi Xuân gây thiệt hại lớn.

Theo đó, khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã (cấp huyện), cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV và cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm), tốc độ lan tràn đám cháy rất nhanh, lực lượng chữa cháy rừng cấp huyện không khống chế được thì Chủ tịch UBND cấp huyện kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng.

Để chủ động hỗ trợ ứng cứu, UBND tỉnh giao chỉ tiêu tối thiểu lực lượng nòng cốt của 4 đơn vị sẵn sàng tham gia gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 150 chiến sỹ; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh 150 chiến sỹ; Công an tỉnh: 100 chiến sỹ; Sở NN&PTNT 100 cán bộ (riêng lực lượng kiểm lâm huy động toàn bộ lực lượng trên địa bàn cấp huyện xảy ra cháy rừng và các huyện, thị xã liền kề).

Khi có cháy lớn xảy ra tại các địa phương, đơn vị, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV và cấp V, huyện, thị xã không kiểm soát được đám cháy, có yêu cầu ứng cứu lực lượng của tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ căn cứ tình hình cụ thể để huy động lực lượng nói trên hỗ trợ cho địa phương, đơn vị.

Thủ trưởng các đơn vị và lực lượng theo phương án huy động nêu trên phải chủ động chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy cần thiết, đảm bảo quân số thực hiện chế độ thường trực trong thời gian cao điểm nắng nóng (cấp dự báo cháy rừng cấp IV - cấp V), sẵn sàng ứng cứu khi được huy động.

Hà Tĩnh huy động 500 cán bộ, chiến sỹ làm lực lượng nòng cốt ứng cứu rừng khi cháy lớn

“Phòng ngừa là chính, chữa cháy phải kịp thời và hiệu quả” là phương châm mà các địa phương đang tập trung triển khai nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, PCCC rừng.

Ngoài lực lượng tối thiểu quy định đối với các ngành nêu trên, tùy theo tình hình cụ thể từng vụ cháy, nguy cơ và khả năng kiểm soát cháy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sẽ quyết định tiếp tục điều động lực lượng các ngành, đơn vị và địa phương liên quan để chữa cháy.

Về phương tiện phục vụ ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có kế hoạch chuẩn bị từ 3 đến 4 ô tô đảm bảo đủ chở người và dụng cụ của đơn vị; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chuẩn bị từ 3 đến 4 ô tô đảm bảo đủ chở người và dụng cụ của đơn vị; Công an tỉnh chuẩn bị từ 2 đến 3 ô tô đảm bảo đủ chở người và dụng cụ của đơn vị, cùng các xe chữa cháy (khi cần thiết); Sở NN&PTNT chuẩn bị 4 ô tô đảm bảo đủ chở người, dụng cụ của đơn vị và yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.

Về công cụ, dụng cụ chữa cháy và các điều kiện đảm bảo, các ngành chủ động bố trí kinh phí mua sắm, sửa chữa các công cụ, dụng cụ và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho lực lượng của mình như: Máy thổi gió, loa cầm tay, bộ đàm chỉ huy, cưa xăng, cưa đơn, dao rạ, đèn pin, giày tất, mũ... chuẩn bị nước uống, lương thực, thực phẩm, dụng cụ y tế sơ cứu, xăng dầu đảm bảo tối thiểu cho lực lượng chữa cháy, đồng thời thực hiện chế độ tự chủ, tự bảo quản và sử dụng các phương tiện, dụng cụ của mình.

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.