Các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao phòng chống cháy rừng

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các đơn vị, địa phương không chủ quan, tiếp tục tập trung cao cho công tác chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện phòng chống cháy rừng (PCCR).

Các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao phòng chống cháy rừng

Chiều 1/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại khu vực Tiểu khu 43 (xã Kim Hoa) tiếp giáp với Tiểu khu 32C (xã Sơn Bình), thuộc huyện Hương Sơn.

Các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao phòng chống cháy rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và đoàn công tác nghe báo cáo về công tác PCCR.

Khu vực Tiểu khu 43 (xã Kim Hoa) tiếp giáp với Tiểu khu 32C (xã Sơn Bình) do Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Phố quản lý. Đây là rừng thông, dễ phát lửa; cấp độ cháy rừng ở mức độ cực kỳ nguy hiểm. Hiện, đơn vị chủ rừng đã lắp đặt biển cảnh báo cấm lửa và tu sửa đường băng cản lửa.

Huyện Hương Sơn có trên 84.500 ha rừng và đất lâm nghiệp - là huyện trọng điểm về công tác BVR-PCCCR, với trên 64.800 ha rừng tự nhiên và trên 22.900 ha rừng dễ cháy. Toàn huyện đã làm mới, tu sửa, bảo dưỡng 27,4km đường băng, 3 chòi canh, 51 biển tường; mua mới 88 máy thổi gió; 15 cưa xăng,... thực hiện giảm vật liệu cháy với diện tích 610 ha.

Các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao phòng chống cháy rừng

Các lực lượng đã lắp đặt nhiều biển cảnh báo cấm lửa tại các khu vực nguy cơ cháy rừng cao.

Trao đổi với đoàn kiểm tra, đại diện BQL Rừng phòng hộ sông Ngàn Phố, huyện Hương Sơn và ngành kiểm lâm cũng báo cáo một số khó khăn trong công tác PCCR, BVR, đặc biệt là việc thiếu kinh phí, thiết bị, nhân lực… trong hoạt động PCCR.

Hà Tĩnh hiện có trên 359.850 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, có gần 129.000 ha rừng dễ cháy, trải đều trên địa bàn 12 huyện, thị xã. Xác định công tác PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tỉnh, ngay từ đầu năm Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương các cấp, chủ rừng triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các biện pháp, giải pháp PCCCR.

Đến nay, có 21/21 chủ rừng tổ chức, 110 xã (quản lý diện tích đất, rừng chưa giao) và trên 18.000 chủ rừng hộ gia đình đã xây dựng phương án PCCCR theo quy định. Hoàn thành việc củng cố, kiện toàn 178 BCĐ các cấp; thành lập 252 tổ đội bảo vệ rừng (BVR), PCCCR các cấp với 6.215 người tham gia; chủ động sẵn sàng “4 tại chỗ”, duy trì chế độ trực ban, sẵn sàng lực lượng thường trực, phát hiện, dập tắt kịp thời đám cháy.

Các địa phương làm mới, tu sửa 166,08 km đường băng cản lửa, 24 chòi canh lửa, 319 biển tường cố định, 3.479 biển cấm lửa; 608 máy thổi gió, 136 cưa xăng...

Các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao phòng chống cháy rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung cao trong triển khai PCCCR.

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao sự chủ động của ngành kiểm lâm và các đơn vị, địa phương trong việc chuẩn bị cho công tác BVR-PCCCR. Tuy nhiên, thời tiết ngày càng có nhiều diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường, đòi hỏi các đơn vị, địa phương liên quan không được chủ quan. Tiếp tục tập trung cao triển khai PCCCR; kiểm tra, rà soát lại phương án đã xây dựng để hoàn chỉnh, bổ sung kịp thời những tồn tại, thiếu sót, đảm bảo sát đúng với thực tế, có tính khả khi cao, nhất là các công trình PCCCR (đường băng cản lửa, xử lý thực bì…) tại các vùng rừng trọng điểm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì kiểm tra, rà soát lại phương án của các địa phương, tổ chức; thường xuyên cập nhật dữ liệu diễn biến rừng. Phối hợp với các ngành, địa phương quản lý tốt người vào rừng đối với khu vực nguy cơ cao và thời gian cao điểm; tuyên tuyền người dân thường xuyên thu dọn thực bì khu vực nghĩa trang và những địa điểm dễ phát lửa…

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.